Lễ mãn khóa
Trường Quân Y QLVNCH
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2013
Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
571. Une Vie Au Vietnam (1934-1979) Tome 1.14 - Zone marécageuse - Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
572. Tống Từ - Trrương Hiếu Tường - Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
573. Từ Ngụy Suy đến Ảo Tưởng - Nguyễn Nguyên
574. Gió Mùa Đông Bắc - Chương 2 - Tuổi Thơ - Trần Nguơn Phiêu
575. Cưỡi Ngọn Sấm/Ride The Thunder - Richard Botkins - Bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền
576. Vang Bóng Một Thời - Biên Khảo của Tông Kàn
577. Dự Án Ba Tự Ba Công: Đi Tìm Một Kế Hoạch Tân Tiến Hóa Hệ Thống Y Tế Công Cộng Của Việt Nam - Nguyễn Dương
578. Hương Kỷ Niệm - Nguyễn Hiền
579. Dự Án Ba Tự Ba Công: Vai trò Của Hội Đoàn ở Hải Ngoại - Trần Văn Tích
580. Tóc Mây - Phạm Gia Cổn phổ nhạc thơ Sóng Việt Đàm Giang - Quang Minh trình bày
581. Nhạc và Thơ - Phiếm Luận của Tôn Kàn
582. Khóa Hai "Trừ" - Phạm Hữu Trác
Các Số Cũ
Số Tháng 9/2013

MỤC LỤC
traoco

Tham dự Diễn Đàn












Tống Từ - Trương Hiếu Tường - Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
Tuy không có tiếng vang lớn như thơ Đường nhưng Tống Từ đã để lại một dấu ấn lớn trong nền văn chương cổ Trung Quốc. Từ Tống có thể xem là thơ tình thời đó. Từ rất đa dạng về đề tài, nội dung phong phú và nói lên được những điều không thể diễn tả trong những dạng thơ khác.
(Xem tiếp)
Vang Bóng Một Thời - Biên Khảo của Tôn Kàn
Tương truyền ông HOÀNG VĂN CƠM ở Thúy Lâm Thanh Hà Hải Dương đi dự tiệc do người Trung Hoa khoản đãi. Món tráng miệng là trái vải tươi. Ông lấy ba hột đem về nhà trồng.Hột nở thành cây, cây sinh hoa ra quả, dân chúng vùng Hải Dương và Bắc Giang xin giống đem về trồng, hai tỉnh này hiện nay là trung tâm kỹ nghệ trồng vải thiều. Nực cười là Việt nam hiện tại xuất cảng vải sang Trung Quốc! Cây vải Tổ ở Thanh Hà nay đã 150 tuổi. (Xem tiếp)
Bài vở xin gởi về Ban Biên Tập tại:
banbientapsvqy@saigonmed73.com
Từ Ngụy Suy đến Ảo Tưởng - Nguyễn Nguyên
Ngụy suy (fallacies) - còn được gọi là ngụy biện, xảo biện, xảo ngôn, xảo ngữ - có thể xem như gồm những xảo thuật để ngụy biện nhằm thay đổi cảm quan và tư tưởng nhằm làm lệch lạc việc giải thích của não bộ của đối tượng; đối tượng có thể là người khác mà cũng có thể của riêng người đang sử dụng xảo ngữ. Như vậy, ngụy suy không những có thể đóng một vai trò đáng kể trong tiến trình nhận thức (Xem Tiếp)
Une Vie Au Vietnam (1934-1979) Tome 1.14 - Zone marécageuse - Trúc Cư Nguyễn Đương Tịnh
A l’époque, j’étais sale, vraiment sale mais je ne m’en rendais pas compte. C’était antihygiénique. Comme tout le monde était comme moi, on s’en moquait complètement. Aujourd’hui, dans une société civilisée, bien organisée, l’hygiène corporelle et publique est un sujet écologique dont on parle quotidiennement. En me rappelant du passé j’ai beaucoup de compassion pour moi-même et pour mon enfance. (Encore)
Gió Mùa Đông Bắc - Chương 2 - Tuổi Thơ - Trần Nguơn Phiêu
Triệu mồ côi mẹ rất sớm, khi chưa tròn năm tuổi. Mẹ Triệu vốn thuộc một gia đình công chức khá giả, lớn lên ở Sài Gòn nhưng sau khi có chồng thì về làm dâu ở Mỹ Long, một làng nhỏ thuộc quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Ðéc, ven biên Ðồng Tháp Mười. Nơi đây là một nơi thực sự quê mùa, xa thành phố Sa Ðéc cách hai nhánh sông lớn Tiền Giang. Từ Sài Gòn xuống, không có đường xe đi ngang qua làng. (Xem tiếp)
Cưỡi Ngọn Sấm/Ride The Thunder - Richard Botkins - Bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền
Richard Botkin đã ghi chép lại những chiến công của các TQLC Hoa Kỳ và bạn đồng minh VNCH đã lãnh trách nhiệm chính trong công cuộc đẩy lui cuộc xâm lược của Bắc quân tại địa đầu miền Nam Việt Nam, được biết đến như là cuộc Tổng tấn công mùa Phục Sinh (mùa hè đỏ lửa) 1972 đối với người Tây phương, một cuộc tấn công nhằm đánh gục một quốc gia. (Xem Tiếp)
Dự Án Ba Tự Ba Công: Đi Tìm Một Kế Hoạch Tân Tiến Hóa Hệ Thống Y Tế Công Cộng Của Việt Nam - Nguyễn Dương
Đã đến lúc chúng ta phải có một kế hoạch để sẵn sàng tham dự vào cuộc tân tiến hóa hệ thống Y tế công cộng sau khi chế độ cộng sản ở Việt Nam cáo chung. Sức khỏe đại chúng của dân tộc Việt Nam đã bị bỏ bê quá nhiều, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam chỉ có tới 63 tuổi và gần 50% các trẻ em ở nông thôn bị thiếu ăn. (Xem Tiếp)
Dự Án Ba Tự Ba Công: Vai trò Của Hội Đoàn ở Hải Ngoại - Trần Văn Tích
Nhưng người Việt chúng ta hiện nay thì lại khác. Chúng ta bỏ nước ra đi vì không chấp nhận cái chế độ thú tính cờ đỏ sao vàng. Chúng ta bỏ nước ra đi để thoát nạn hủy diệt do bạo quyền cộng sản. Chúng ta bỏ nước ra đi nhằm tố cáo trước thế giới tội ác của Việt cộng và để tiếp tay với đồng bào trong nước đấu tranh loại bỏ bạo quyền toàn trị, kẻ thù của tiến bộ và nhân đạo.
(Xem Tiếp)
Tóc Mây - Phạm Gia Cổn phổ nhạc thơ Sóng Việt Đàm Giang - Quang Minh trình bày
Tóc em vẫn xõa bờ vai, nhẹ bay trong gió, trâm cài một bên.
Tóc em che nửa mắt huyền, vương đầy mơ mộng, thần tiên huy hoàng.
Gặp em tim đập ngỡ ngàng, bao năm chia cách, địa đàng quạnh hiu.
Nhìn em dáng dấp yêu kiều, dập dồn ký ức, nhớ chiều năm xưa.
(Xem Tiếp)
Nhạc và Thơ - Phiếm Luận của Tôn Kàn
Tôi cũng được (bị?) mời một vài bữa tiệc có ca nhạc, người ta ăn uống  vội vã rồi hè kéo nhau xuống hầm (basement), trống kèn phèng la chũm chọe nổi lên đinh tai nhức óc, tiếng rền rĩ một vài bài quen thuộc vang lên nghe như mẹ ru con, tôi lặng lẽ phú lỉnh ra ngoài vườn ngồi ngủ gà ngủ gật! Tôi tuổi con Rồng nhưng tai con Trâu, cũng chẳng xấu hổ gì!
(Xem Tiếp)
Khóa Hai "Trừ" - Phạm Hữu Trác
Khóa hai quân y hiện dịch có 6 người, ba sinh viên từ trong Nam ra Hà Nội, Nguyễn Quang Huấn, Phạm Hà Thanh, Nguyễn Văn Ba, ba người gốc Bắc, Nguyễn Hữu Vị, Trần Kim Tuyến và Lưu Thế Tế. Anh Nguyễn Văn Ba đi Pháp khoảng thập niên 60, và đã mất liên lạc, ngay cả hai bạn đồng khóa Nguyễn Hữu Vị, Phạm Hà Thanh cũng không rõ địa chỉ. Nghe nói anh có ngựa đua ở bên Pháp.
(Xem Tiếp)
Hương Kỷ Niệm - Nguyễn Hiền
Quán ăn đông, người nhiều hơn ruồi. Hơn một nửa phanh ngực áo. Một khuôn mặt đỏ ké đến tận khoảng ngực trần nhìn tôi cười ngu ngơ chào, cánh tay gầy nổi gân chìa ra ly bia sóng sánh bọt. ’Việt kiều hả?’ Mấy cặp mắt cùng quay lại, dò hỏi. Tôi làm lơ không trả lời, kéo ghế ngồi xuống bên chiếc bàn kế cửa ra vào, quay mặt ra con lộ lởm chởm đá.
(Xem Tiếp)
 
Mua sách tại đây
Loading