Bài này khảo sát những đặc sản chế tạo tại các làng vây quanh Hà Thành nêu lên trong câu ngạn ngữ đă có từ nhiều năm trước.

 

LĨNH HOA YÊN THÁI

 

 

 

 

Yên Thái, thành lập từ thời nhà Lư, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng tọa lạc ở phía Tây Nam Hồ Tây, có nhiều di tích lich sử như chợ Bưởi hay làng Trích Sái là nơi cư ngụ của tổ ngành dệt lĩnh, bà Phạm thị ngọc Độ.

 

 

 

 

Bà này dược vua Lê thương yêu nên phong cho làng Trích Sái. Bà về đây sinh sống và truyền cho dân bản sứ nghề dệt lĩnh là sở trường của bà. Lĩnh Yên Thái (Bưởi) nổi tiếng là đẹp và bền.

 

Ta hăy t́m hiểu sơ qua lĩnh là ǵ. Lĩnh là lụa dệt dầy rồi đem hồ và nhuộm.

 

Nhắn ai trẩy chợ kinh thành

Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về.

 

Dệt lĩnh đă lắm công phu, mà dệt lĩnh hoa lại c̣n cầu kỳ tỉ mỉ hơn. Một tấm lĩnh phải có 5400 sợi dọc thuộc loại tơ sọi to vừa phải (gọi là dặm mắc, khác với dặm mảnh là sợi tơ nhỏ) và dặm mốt son (là sợi tơ to nhất). Cứ 5 sợi tơ mới chọn được 1 sợi để dệt lĩnh.Người ta phải đếm đủ số sợi rồi mới mằc lên khung. Ở mỗi khung dệt lĩnh c̣n mắc thêm go hoa và thêm một thợ cài hoa. Hai người thợ dệt, người ngồi trên kẻ ngồi dưới, phải phối hợp đều tay với nhau. Sau đó phải đem chuội cho trắng rồi nhuộm chàm. Kế tiếp mỗi ngày phải nhuộm nước lá bàng 5 lần, trát bùn rồi phơi khô, cứ như thế trong 7 ngày liền. Người ta nói như thế là tấm lĩnh đă trải qua “35 thâm 7 thổ”.

 

Để cho lĩnh trở nên đen bóng và mềm mại, người ta cuộn tṛn tấm lĩnh lại rồi lấy chầy gỗ đập cho đều khoảng trong nửa ngày. Một vuông lĩnh đẹp hoàn hảo khi ta cầm lên, lĩnh mềm mại không thô cứng, một mặt đen mờ c̣n mặt kia bóng láng, có điểm những tấm hoa thanh tao duyên dáng. Lĩnh và lụa hoa gọi là gấm vóc.

 

 

 

 

Lĩnh hiện nay nhuộm nhiều mầu dùng để may quần áo hay làm màn cửa. Đoạn là lĩnh dầy hơn lĩnh thường. Hiện nay nghề dệt ở Việt nam không c̣n thịnh hành như xưa.

 

Vậy tơ với lụa là ǵ?

 

là sợi giây do con tằm tiết ra để bọc kén (cocoon).Nó gồm 2 sợi nhỏ tiết ra từ cặp tuyến tơ của tằm chín và dán chặt vào nhau, được bao phủ bởi một lớp keo.

 

Kén tằm là bọc bên ngoài của nhộng tằm do những sợi tơ tạo nên. Từ hơn 4000 năm nay, người ta đă khám phá ra cách lấy sợi tơ từ kén tằm. Người ta ngâm kén trong nước nóng, do đó có thể kéo sợi tơ ra rồi đem cuốn vào máy quay.

 

 

 

 

Tằm là loại trùng biến thái hoàn toàn, ṿng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục khác nhau : trứng, tằm, nhộng, ngài.

 

Có 4 loại tằm nhưng tằm dâu (Bombyx mori L.) là loại mà người ta dùng để lấy tơ dệt lụa. Tằm dâu ăn lá của cây dâu trắng (Morus alba--mulberry).

 

 

 

 

Lụa (Silk) là vải mỏng dệt từ tơ của tằm dâu. Theo truyền thuyết, người Việt Nam biết dệt lụa từ thời Hùng vương thứ 6. Lụa thô và xấu gọi là sồi hay chồi hay đũi hay . The là lụa sợi mỏng và thưa. Xuyến là the chia ra vài sợi thưa rồi vài sợi mau.

 

Ngạn ngữ có câu : Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông (làng Vạn Phúc). Lụa Hà Đông c̣n nổi tiếng qua bài hát của Ngô thụy Miên phổ nhạc thơ Nguyên Sa.

 

 

 

Áo đẹp hay người đẹp?

 

GỐM BÁT TRÀNG

 

Bát Tràng là một làng cổ –nay là xă-- thuộc huyện Gia Lâm, nằm ở tả ngạn sông Hồng cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 cây số về phía Đông Nam. (xem bản đồ).

 

 

 

 

Bát Tràng được thành lập từ hơn 700 năm nay, sau khi dân chúng vùng Ninh B́nh theo vua Lư công Uẩn dời đô từ Hoa Lư lên Thăng Long. Đ́nh, đền (Mẫu) chùa (Trức Tự) của xă Bát Tràng đều được công nhận là những di tích lịch sử.

 

 

 

 

Mỗi năm làng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng 2 Âm lịch, rất được đồng bào ưa chuộng tham dự đông đảo.

 

 

 

Nghề của dân Bát Tràng là nghề làm đồ gốm.

 

Gốm (Ceramics) làm từ đất sét (clay) được nung ở nhiệt độ thấp nhất là 500 dộ C.

 

Đồ gốm gồm có đồ đất nung không men (earthenwares), đồ sành (Faience--gốm trắng tráng men ôxít thiếc) và đồ sứ (Porcelain--gốm làm bằng đất cao lanh kaolin nung tói 1200-1400 độ C).

 

Bát Tràng lấy đất sét trắng từ Trúc Thôn, Đông Triều gần Sơn Tây trở về.

 

Đầu tiên phải pha chế đất trong các bể, loại bỏ phế phẩn, rồi tạo h́nh trong khuôn đúc (bằng thạch cao hay bằng gỗ), đem h́nh hong khô, sau đó vẽ trang trí tiếp đến tráng men trước khi bỏ ḷ đem nung tới nhiệt độ từ 1100 đến 1600 độ C.

 

Men là một màng thủy tinh mởng dính dùng để bọc gốm. Men Bát Tràng là men tro hay men bột đá đỏ, pha trộn với muối kim khí tạo thành men lam, men trắng ngà, men xanh rêu, men nâu và men rạn.

 

Ḷ gồm có ḷ ếch, ḷ đàn, ḷ bầu (rỗng), ḷ hộp (đứng) và ḷ con thoi hay ḷ đường hầm.

 

 

 

Làm men và vẽ trang trí đời hỏi tŕnh độ kỹ thuật và mỹ thuật cao độ. Thợ gốm Bát Tràng nổi tiếng khéo tay và nghệ thuật điêu luyện.

 

 

 

Sản phẩm Bát Tràng gồm có đồ gốm gia dụng (chén, đĩa, th́a, muổng, b́nh trà, b́nh rượu...), đồ gốm đề thờ cúng (bát hương, chân dèn hay nến, lư, đỉnh...) và đồ gốm trang trí (chậu cây, b́nh cắm bông, tượng phong thủy...)

 

Sau đây là h́nh ảnh của một số đồ gốm Bát Tràng.

 

 

 

ĐỒ GỐM THỜI CẢNH HƯNG (1736)

 

 

 

ĐỒ GỐM GIA DỤNG

 

 

 

ĐỒ GỐM ĐỂ THỜ CÚNG

 

 

 

 

 

ĐỒ GỐM TRANG TRÍ

 

 

 

 

MINH VĂN GỐM BÁT TRÀNG

 

 

Ngoài ra, Bát Tràng c̣n sản xuất gạch nổi tiếng trong bài ca dao:

 

Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắnh xung quanh mây vàng

Ước ǵ ta lấy được nàng

Để ta mua gạch BÁT TRÀNG về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

 

 

 

 

 

THỢ VÀNG ĐỊNH CÔNG

 

 

 

Làng Định Công--Thượng và Hạ--thuộc huyện Thanh Tŕ, nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, ở hữu ngạn sông Hồng.

 

Dân làng này chuyên nghề làm đồ nữ trang kim hoàn, đặc biệt là vàng và bạc

 

Theo huyền thoại th́ nghề được truyền lại từ thời Lư Nam Đế (thế kỷ thứ 6) do ba anh em nhà họ Trần. Những người này sau được tôn thờ là tổ của nghề thợ kim hoàn. Hàng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, làng tổ chức lễ hội tri ân ba vị tổ.

 

 

Khi chế tạo các sản phẩm, người thợ kim hoàn phải thành thạo cả ba kỹ thuật của nghề. Đó là: chạm, đậu trơn.

 

 

 

Chạm là khắc các h́nh vẽ, hoa văn, hoa tiết trên mặt các đồ nữ trang bằng vàng bạc.

 

Đậu là kéo vàng bạc đă nung chảy thành những sợi chỉ rồi từ những sợi này chuyển thành những h́nh hoa lá chim muông để gắn vào những đồ trang sức.

 

Trơn là cườm những đồ trang sức bằng vàng bạc cho nhẵn, bóng và trơn.

 

 

 

 

Hiện nay, nghề thợ kim hoàn vẫn thịnh hành tại làng Định Công. Vàng lúc này đang lên gíá nên nghề này vẫn ăn khách. Người Việt hơn nữa có sự quyến luyến đặc biệt với vàng, cũng như dân Ấn Độ và Ả Rập.

 

THỢ ĐỒNG NGŨ XĂ

 

 

 

 

Làng Ngũ Xă nay là phố Ngũ Xă thuộc địa phận Quận Ba Đ́nh, Hà Nội. Phố này nằm ở phía Đông Hồ Trúc Bạch, phía Bắc trung tâm Hà Nội.

 

Phố được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 18, khi một số dân thuộc các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên về dựng nên 5 xă, đó là các làng Hè, làng Me, làng Giồng, làng Dí trên và làng Dí dưới.

 

Dân phố này là những thợ đúc đồng nổi tiếng. Những tác phẩm lừng danh là pho tượng A Di Đà thờ ở chùa Thần Quang nằm ngay tại phố, tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở đền Quan Thánh và chuông đồng chùa Một Cột.

 

 

Phố có đ́nh thờ Tổ nghề đúc đồng Nguyễn minh Không và đền thờ Mẫu.

 

 

Tượng Phật A Di Đà đúc năm 1952, cao 3.95m, bề ngang giữa hai đầu gối rộng 3.60m, chu vi 11.8m, nặng 10 tấn, tọa thiền trên một ṭa sen có 96 cánh. Tượng trông uy nghi mà hiền ḥa, tỏa ra sự Từ bi Thanh tịnh của Phật Đạo.

 

Ngày nay, nghề đúc đồng tàn lụi dần, chỉ c̣n lại một số nghệ nhân đúc những đồ thờ như lư hương, chân đèn... phần lớn để bán cho du khách.

 

 

Phố Ngũ Xă bây giờ có nhiều quán ăn với món phở cuốn độc đáo thu hút khách thập phương đến thưởng thức.

 

Thật ra có đến hơn năm mươi làng nghề bao quanh Hà Thành.

 

Tùy theo thăng trầm của nghề nghiệp, có làng trở nên thịnh vượng và trên đà phát triển mạnh mẽ, một số làng hoặc dậm chân tại chỗ hoặc suy đồi tàn lụi. Cho nên, cũng như mọi sự vật, muốn sống sót các làng mạc phải biết thích ứng với những đ̣i hỏi của sự tiến hóa. Âu cũng là nằm trong trào lưu b́nh thường của thiên nhiên.

 

Dù sao đi nữa, người dân có quyền trông đợi và đ̣i hỏi sự yểm trợ cũng như sự lănh đạo của nhà cầm quyền. Nếu giới cầm quyền ngu muội ươn hèn th́ tất nhiên dân chúng khó ḷng thoát cảnh lầm than nghèo đói.