Chương 6

 

Các trinh sát của Ripley

 

Trận chiến tiếp tục mănh liệt từ xế trưa đến tận chiều tối, vẫn là cận chiến và tàn bạo, thường là bằng lưỡi lê và trong tầm ném lựu đạn. Phi pháo yểm trợ cho TQLC Hoa Kỳ rất có hiệu quả và chận đứng được phần lớn quân Bắc Việt từ phía xa và làm nhụt nhuệ khí của bọn chúng tuy không hoàn toàn đánh tan được âm mưu của họ muốn tái chiếm các trang thiết bị bỏ rơi lại.

 

Lực lượng TQLC được tăng viện cho các Tiểu đội thuộc các Trung đội 1 và 2 mang theo đầy đủ đạn dược để sử dụng. Các trực thăng chỉ tản thương những thương binh nặng. Phần c̣n lại, hầu như tất cả mọi người đều ở lại chiến đấu.

 

Trong khi đó, Đại đội India tăng viện cho Lima vẫn tiếp tục hành quân vào trận địa ròng rã suốt ngày. Vào khoảng 5 giờ rưỡi hay sau đó một chút th́ một Trung đội thuộc India đă bắt liên lạc được với tuyến pḥng thủ của Lima. Thật là một điều vui mừng cho tất cả các chiến sĩ Lima khi biết rằng đoàn "kỵ mă," mặc dù muộn màng nhưng rốt cuộc đă vào được trận chiến. Tất cả các TQLC Lima reo ḥ "Chúa ban phước cho India!"

 

Đại úy Ripley nghĩ rằng vị trí Đại đội anh đă được tăng cường và tái bố trí lại đầy đủ. Do đó, họ đủ sức để giữ lại toàn bộ các quân dụng của quân Bắc Việt không bị mất trở lại v́ Đại đội anh đă trả một giá quá đắt cho mảnh rừng địa ngục tắm quá nhiều máu của đồng đội. Tuy nhiên anh vô cùng sửng sốt khi Thượng sĩ Mack, Trung đội trưởng của Đại đội India mới bắt được liên lạc, truyền lệnh của cấp trên là phải bỏ mục tiêu và lợi dụng bóng đêm rút về chỗ ngă ba đường ṃn mà Trung đội 3 đang án binh bất động.

 

Đại úy Ripley tái cả mặt. Cho dù nếu Đại đội anh không phải trả cái giá cao như vậy để chiếm toàn bộ trang thiết bị của quân Bắc Việt, vị "đích thân" của Lima 6 không hề nghĩ đến chuyện phải bỏ hết chiến lợi phẩm để rồi lại phải tái chiếm trở lại lần nữa. Tuy nhiên, giả sử toàn bộ Đại đội Lima c̣n sức khỏe tối đa, hay đây không phải là một t́nh huống chiến thuật, hoặc giả đi mướn một công ty chuyển vận nào đó có đăng quảng cáo trên báo, Đại úy Ripley có lẽ sẽ cần cả một đội vận tải hoặc toàn bộ phương tiện chuyển vận của quân đoàn mới chở hết chiến lợi phẩm nổi.

 

Trên thực tế có lẽ không có phương cách hay điều nào trong sách quân sự hướng dẫn làm thế nào để ngưng chiến được. Cuộc chiến tự nó giảm dần cường độ khi bóng đêm phủ xuống v́ cả hai phía đều kiệt sức về thể chất, tinh thần cũng như cạn hết thiết bị.

 

Trước khi tháo lui khỏi vị trí lúc này nhuộm đầy máu của chiến sĩ Đại đội Lima và bộ đội Bắc Việt, Đại úy Ripley và "Hoàng tử" Henry, cũng bị thương giống như xếp của ḿnh, phối hợp gọi hỏa lực yểm trợ c̣n dữ dội hơn trước nhằm xóa trắng khu vực họ sắp rời bỏ. Tâm lư của những tay TQLC giống như những đứa trẻ ngoan cố và ích kỷ, nếu họ không giữ được vị trí th́ đừng ḥng quân Bắc Việt xớ rớ tới. Chẳng bao lâu các phi tuần không yểm thả xuống những trái bom "snakes" (Snake-Eye là những trái bom chứa hơn 500 cân Anh chất nổ cực mạnh) và "nape" (tức Napalm, một hóa chất dẻo có thể đốt cháy tất cả mọi thứ khi nó chạm vào). Hỏa lực pháo binh th́ rót xuống hàng loạt đạn pháo cực mạnh. Đến khi cuộc không tập hoàn tất th́ các đồ tiếp liệu chẳng c̣n lại thứ ǵ mà bộ đội Bắc Việt có thể sử dụng được nữa.

 

Trong khi giữ trật tự hàng quân để bảo đảm nắm vững được tất cả TQLC, Đại úy Ripley hỏi Thượng sĩ Đại đội để kiểm tra lại về t́nh h́nh quân số. Duyệt qua bản phân công bi thảm bị cắt xén của Đại đội Lima, với cách nói rặt theo kiểu TQLC, Thượng sĩ Đại đội báo cáo lại với anh một cách vắn tắt về kết quả khủng khiếp trong ngày: "Thưa xếp, chỉ c̣n 15 con là không bị chết hay bị thương trong ngày hôm nay... Đó là kể cả xếp nữa đấy." Với quân số c̣n lại như vậy, Đại đội Lima đồng loạt rút ra khỏi trận địa hướng về phía con đường ṃn.

 

Bóng dáng Lưỡi Hái Tử Thần

 

Cái mệnh lệnh hùng hồn, tuy không hợp pháp lắm theo quân kỷ của Đại úy Ripley cho thuộc hạ là "Dù có bị thương, không bao giờ được chuyển taovề hậu cứ!" đă được tuân hành một cách tuyệt đối. Đoạn điện đàm sai lạc "xếp gục rồi, xếp gục rồi!" của một tay truyền tin đại đội đă được loan truyền ngược về bản doanh Sư đoàn G-3, nơi theo dõi mọi cuộc trao đổi, và chắc chắn nó cũng bị phía truyền tin Bắc Việt nghe lén được.

 

Một nhân viên truyền tin vô danh của Sư đoàn biết Đại úy John Ripley có người anh tên là George Ripley hiện đang làm Thiếu tá, sĩ quan hành quân của Sư đoàn 3 TQLC, đơn vị chủ quản của 3/3. Do đó anh ta đă ghi lại đoạn tin này trên một trong các loại mẫu giấy đưa tin chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, loại có ba mầu đệm giấy cạc-bon ở giữa. Thiếu tá George Ripley nhận được bản sao màu vàng chép cái tin bán chính thức và chưa kiểm chứng là: "Đại đội trưởng L 3/3 đă bị trọng thương. Vẫn còn thở..." Thiếu tá George Ripley chính là người đă trái lệnh thân phụ, cho đứa em ḿnh mượn cuốn "Tiếng thét xung trận" của Leon Uris từ thuở nào. Chính sự kiện đó đă ghi sâu đậm vào tâm hồn non trẻ của đứa bé và đưa đẩy nó vào một cuộc sống có vẻ như sắp đến hồi cáo chung lần này. Ḷng nặng trĩu v́ hối hận chen lẫn bực tức, Thiếu tá George Ripley ṿ nhầu mảnh giấy vàng và bỏ vào túi.

 

Khi tin Đại úy Ripley bị thương, mặc dù chưa kiểm chứng được truyền ra th́ cái thủ tục hết sức vô lư và bất di bất dịch là phải báo cho thân nhân biết ngay đă được khởi động lập tức. V́ c̣n ở ngoài mặt trận nên Đại úy Ripley không có cách nào để ngăn chận cái thủ tục đó được.

 

Trận đánh ngày 2 tháng Ba kết thúc đã lâu, để thay bằng  nhiều cuộc đụng độ lẻ tẻ khác trong những ngày kế tiếp nhưng viên sĩ quan có nhiệm vụ báo tin dữ đă thông báo cho Moline, vợ của John Ripley rồi. Lúc đó Đại úy Ripley vẫn c̣n tả xung hữu đột ngoài trận địa chỉ huy binh lính nên không biết là vợ ḿnh cùng gia đình đă được tin ḿnh bị thương mà chẳng làm ǵ được.

 

Với tâm trạng khắc khoải chờ đợi tin dữ, Moline Ripley luôn chú ư đến các tin tức tường thuật có liên quan đến Việt Nam. Nàng có thể đang ở một pḥng khác chăm sóc cho cậu bé Stephen hay đang lo việc nhà nhưng đôi tai lúc nào cũng lắng nghe những chữ như "TQLC" hay "thương vong" hoặc "Quân đoàn I..." Nếu không có tin ǵ, không có cuộc hành quân nào liên quan đến TQLC có nghĩa là tin vui.

 

Vào buổi chiều tối ngày 3 tháng Ba, 1967, Moline vừa đọc xong mẩu tin về đề nghị ba điểm của Thượng nghị sĩ Robert Kennedy nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch của ông bao gồm việc ngưng dội bom Bắc Việt, rút quân đội Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH về phía Nam, và thay thế bởi một lực lượng quốc tế trung lập. Ư tốt của ông TNS chắc hẳn không tác động ǵ đến cả hai phía hiện c̣n đang mải mê đụng độ quyết tử tại Vùng I Chiến Thuật.

 

Cũng có nhiều tin tức liên quan đến phong trào phản chiến đang lan nhanh trong môi trường Đại học. Mới hai tuần trước đó, một cuộc biểu t́nh lớn đă xảy ra trong trường Đại học Wisconsin. Các sinh viên phản đối sự hiện diện của đại diện hăng Dow Chemical tại trường. Dow Chemical chính là hăng đă sản xuất loại bom napalm mà Đại úy Ripley và "hoàng tử" Henry mới chỉ vài tiếng đồng hồ trước đó đă điều khiển tài t́nh ném vào trận địa cứu các TQLC của Đại đội Lima và tiêu diệt kẻ thù. Họ đến trường đại học nhằm thu phục các nhà khoa học gia trẻ tuổi trong tương lai. Các cuộc biểu t́nh đă gây chú ư cho dư luận toàn quốc. Khi các cuộc biểu t́nh tàn lụi th́ nhóm sinh viên, ngoại trừ những tay tổ chức, ai nấy trở về cuộc sống sinh viên trụy lạc muôn thuở của họ. Đối với các TQLC được sống sót nhờ tài nghệ khoa học của các kỹ sư hăng Dow th́ cuộc sống và cái chết là tất cả những ǵ làm họ bận tâm nhất.

 

Moline và người chị dâu Maureen lớn hơn vài tuổi rất thân và qua lại thường xuyên với nhau. Chồng của Maureen là Thiếu tá George Ripley, người đầu tiên trong gia đ́nh nhận được cái tin dữ. Hai bà vợ sống trong cùng một tòa chung cư tại Alexandria, Virginia trong khi các đấng phu quân đă ṭng quân ra mặt trận. Họ thậm chí có thể gọi nhau ơi ới từ căn này qua căn kia. George và Maureen có ba đứa con gái đều lớn hơn Stephen cho nên hai bà mẹ có thể nhờ vả lẫn nhau những lúc cần thiết.

 

Cửa sổ căn bếp của Maureen nh́n ra khu đậu xe chính mà khách viếng khu vực chung cư bắt buộc phải đậu xe tại đó. Maureen là người đầu tiên phát hiện ra chiếc xe của viên sĩ quan đại diện TQLC Hoa Kỳ. Chẳng thà tay sĩ quan này là bộ xương tử thần cưỡi ngựa c̣n hơn. V́ Maureen và Moline là hai người vợ lính duy nhất trong khu vực này thành thử trừ phi tay TQLC bị lạc, sự kiện này đă làm hỏng ngay lập tức buổi sáng của nàng. Maureen nghĩ rằng hoặc là chồng ḿnh hay người em rể đă ra đi.

 

Maureen Ripley vội vă bồng ngay đứa con gái út, hai đứa kia th́ c̣n trong trường học. Nàng chạy ra đón viên Đại úy TQLC trẻ tuổi ngay khi anh này mới đậu xong chiếc xe. Nhận ra từ xa nỗi sợ hăi cùng cực trong ánh mắt của người phụ nữ khi nàng đến gần, anh Đại úy nói ngay một tích tắc trước khi Maureen mở lời thành thử cả hai dường như cùng nói một lúc.

 

"Xin bà làm ơn cho biết gia đ́nh Ripley ở đâu?"

 

"Đại úy muốn tìm Ripley nào?"

 

Khi Maureen hiểu ra là John chứ không phải George th́ nàng có một thoáng biết ơn là chồng vẫn chưa sao cả. Sự mừng rỡ lập tức bị thay thế bởi niềm hối hận của người thoát nạn và nỗi buồn và cảm thông đối với Moline và cả bé Stephen nữa. "Để tôi dắt anh gặp vợ của Đại úy John Ripley..."

 

Maureen Ripley dẫn viên Đại úy đến căn chung cư của em dâu ḿnh. Trong lúc đi, mặc dù cố gắng lễ độ và giữ thái độ hết sức chuyên nghiệp, tay sĩ quan không thể nào bắt chuyện thân mật với người phụ nữ được. Và đoạn đường dài tưởng chừng như vô tận. Khi họ đến trước cửa pḥng Moline, anh Đại úy gơ nhẹ một cách lịch sự lên cánh cửa. Maureen th́ đứng nép phía sau.

 

Moline Ripley trả lời ngay v́ nàng không trông đợi ai sáng hôm đó và bà chị dâu th́ chẳng bao giờ gơ cửa cả. Nhưng khi mở cửa ra th́ thái độ của nàng chuyển nhanh như chớp, từ nụ cười tự nhiên thành nỗi kinh hoàng, sợ hăi và buồn bă cùng cực. Mặc dù chưa quen lắm với công tác này nhưng anh Đại úy trẻ đă trải qua nhiều kinh nghiệm với những phản ứng khác nhau  khi anh hiện diện trong t́nh huống như thế. Chẳng có lần nào tốt đẹp cả, chỉ có lần này đỡ tồi tệ hơn lần khác mà thôi. Chẳng thà anh đối diện với quân thù như Đại úy Ripley c̣n hơn là phải làm các công việc sĩ quan đưa tin. Nhưng nhiệm vụ th́ phải thi hành thôi.

 

Moline kêu lên, nói lớn: "Trời ơi, không...?" Gắng gượng giữ b́nh tĩnh và giữ một thái độ chững chạc, nàng kiếm lời mời viên Đại úy vào. Trong giây phút hoảng hốt, Moline quên cả người chị dâu và đóng sầm cửa lại.

 

Nhiệm vụ sĩ quan liên lạc báo tin thương vong hết sức kỳ dị và khủng khiếp. Trong những trường hợp liên quan đến TQLC bị tử trận không bao giờ có kết quả tốt đẹp hay niềm vui nào cả. Tuy nhiên đối với gia đ́nh của các sĩ quan hay hạ sĩ quan TQLC chuyên nghiệp th́ họ gần như mừng rỡ khi biết tin người thân "chỉ" bị thương mà thôi.

 

Khi viên sĩ quan liên lạc đă trấn an Moline rằng chồng nàng vẫn chưa mệnh hệ nào và có lẽ sẽ hồi phục, không khí chung thay đổi hẳn. Moline cảm ơn anh ta rối rít và ghi nhận ḷng tốt bụng và tính chuyên nghiệp của anh. Moline được an ủi là chồng không bị nguy hiểm đến tính mạng. Ít nhất là chưa, trong lúc này.

 

Thủ tục báo cho người thân nhất, tức người vợ nếu người lính đă có gia đ́nh hay cha mẹ khi người này c̣n độc thân thường mang tính cách trực tiếp cá nhân hơn là khi báo cho những người không phải là trực hệ. Trong trường hợp của Đại úy John Ripley th́ cha mẹ anh nhận được bức điện tín vô hồn vô xúc đặc trưng vào thời kỳ đó. Cho đến năm 1967 điện tín được sử dụng càng lúc càng ít đi v́ điện thoại viễn liên đă được phổ biến nhiều hơn, ngoại trừ thói quen liên lạc kỳ lạ của một cơ quan chính phủ nào đó có nhu cầu báo tin cho gia đ́nh biết về cái chết của một người thân ngoài chiến trường.

 

Trong cái tỉnh lẻ Radford nằm về hướng Tây Nam, ông bà Bud và Verna được mọi người biết đến là cả ba người con của họ đang chiến đấu tại Việt Nam trong cùng một thời điểm. Dân chúng trong các tỉnh nhỏ toàn cơi nước Mỹ vào năm 1967 đều có quan niệm là người phát tín viên hăng Western Union, tuy trông vô hại trong bộ đồng phục kỳ cục nhưng chính là "lưỡi hái tử thần" trong thời kỳ chiến tranh đang lan rộng ra. Ngoại trừ trường hợp có ai đó gởi điện tín báo tin sanh con một t́nh huống đáng tiền để gọi điện thoại đường dài còn lúc này th́ không có ai trong đại gia tộc của ông bà Ripley đang mang thai, do đó bất cứ điện tín nào cũng không thể là tin vui được.

 

Khi bức điện tín đến và trước khi nó được trao cho người nhận, ngay cả cũng chưa ai biết nội dung ra sao, th́ tin ông bà Ripley có điện tín lan đi cấp kỳ khắp tỉnh Radford, lan nhanh đến nỗi có một số lớn người cho rằng đă biết tin dữ rồi, ngay cả khi ông bà Ripley chưa nhận được nó.

 

Bà Verna Ripley đă nh́n thấy nhân viên Western Union từ xa trước khi ông ta đến cửa nhà. Cho là chỉ có tin dữ mà thôi, bà chạy ngay về hướng khác khóc la thảm thiết, làm như chẳng thà không biết chính xác th́ có thể chối bỏ được thực tại. Ông chồng Bud buộc phải ở lại để nhận cái tin c̣n khá mông lung nhưng nhờ Trời, điều chắc chắn là người con út vẫn c̣n sống.

 

Tin Đại úy John Ripley thật ra vẫn c̣n sống và c̣n đủ sức chỉ huy đơn vị là một liều thuốc bổ cho vợ trẻ xinh đẹp. Moline Ripley cố gắng tiếp nhận cái tin đó và bám víu vào hy vọng là chồng vẫn c̣n an toàn có lẽ là cách duy nhất để nàng chấp nhận cái thực tế là không có thêm chi tiết nào khác về t́nh trạng của chồng. Mà nếu biết thêm th́ chắc sẽ làm Moline càng lo lắng hơn nữa. Thôi th́ ít nhất là chồng vẫn c̣n sống sót. Điều này an ủi và khiến nàng tiếp tục tập trung vào việc chăm sóc thằng con cưng Stephen, một điều hoàn toàn trong tầm kiểm soát của nàng.

 

Tuy nhiên t́nh trạng Đại úy Ripley không hẳn là đă an toàn. Mặc dù anh không muốn người thân phải lo âu nhưng thực tế là các hoạt động tại Vùng I Chiến Thuật không bao giờ chấm dứt và không hề lắng dịu trở lại.

 

24 tiếng đồng hồ trôi qua sau trận đánh và khi kiểm điểm quân số c̣n lại th́ cả hai Trung đội trưởng của Ripley đă cùng bị tử thương và tất cả các Tiểu đội trưởng của cả hai Trung đội 1 và 2 đều đă bị tử trận hoặc trọng thương. Thật là một điều oái oăm là cuộc đụng độ đă được phát động và chấm dứt bởi cái Tiểu đội có người đă phát hiện ra bộ chỉ huy của Trung đoàn Bắc Việt vào khoảng 12 tiếng đồng hồ trước đó.

 

Sau rốt th́ Đại úy Ripley cùng với một ít quân số c̣n sống sót cộng thêm quân tiếp viện trong ngày đă bắt tay lại được với Trung đội 3 đang trấn giữ chỗ ngă ba con đường ṃn. Cùng với đám hỗn tạp TQLC của Đại đội Lima là số lớn chiến sĩ của Đại đội India và một ít chiến sĩ của Tiểu đoàn.

 

Vừa đánh xong một trận quan trọng, bị thiệt hại và bổ sung thêm một số lớn binh sĩ nhưng các TQLC không hề được nghỉ ngơi. Đây không phải là một trận bóng chày thể thao. Thời gian không hề đừng lại mặc dù Đai đội Lima đă gần cạn nhân lực. Họ là TQLC Hoa Kỳ và nơi đây, tại Vùng I Chiến Thuật, cuộc chiến vẫn c̣n đang tiếp diễn.

 

Khi các đơn vị rời rạc đă kết hợp lại được với nhau trước khi đêm xuống th́ các biện pháp chiến thuật thông lệ được thiết lập trở lại. Các chiến sĩ được lệnh sẵn sàng ứng chiến 50%, cứ mỗi hầm pḥng thủ với hai người th́ một người được ngủ trong khi người kia canh gác. Mỗi Trung đội phải cử ra một toán cảnh vệ hay phục binh để pḥng thủ trung tâm hành quân. Mặc dù đă kiệt sức nhưng Đại úy Ripley vẫn dùng điện đàm điều động mọi người cùng với viên truyền tin. Hạ sĩ Hobbs được phái đi cùng với Tiểu đội anh đến một địa điểm do Đại đội trưởng chỉ định. Họ chọn một vị trí phục kích thuận lợi nhất để pḥng ngừa nếu quân Bắc Việt có muốn tấn công, chúng bắt buộc phải đi qua địa điểm đó. Quả nhiên Hạ sĩ Hobbs và thuộc hạ của anh chẳng cần phải chờ đợi lâu lắc ǵ mấy.

 

Một cuộc tàn sát không hơn không kém đă xảy ra. Có lẽ bộ đội Bắc Việt nghĩ rằng quân Mỹ sẽ án binh bất động v́ cho rằng kẻ thù đă bị tổn thất nặng nề gấp nhiều lần họ và cũng kiệt sức như họ. Cường độ hỏa lực xé nát bóng đêm. Vị trí phục kích khá xa nhưng cũng đủ gần để toàn bộ Đại đội nghe kẻ thù kêu thét lên, giống như đang van xin: "Chiêu hồi! Chiêu hồi!" TQLC trả lời: "Chiêu hồi cái con mẹ mày... Chiêu hồi là cái quái ǵ?..."

 

Về sau này họ mới biết là toán lính Bắc Việt bị trúng phục kích của Hạ sĩ Hobbs đă có ư định muốn đầu hàng. Họ nói "chiêu hồi" ám chỉ là muốn buông súng mà thôi. Tuy nhiên đêm hôm đó TQLC đă không tha một ai. Cho dù họ có hiểu ư định của toán lính Bắc Việt nhưng trải qua nỗi kinh hoàng của trận đánh trước đó, không thể biết liệu họ có chịu bắt tù binh hay không?

 

Các cuộc giao tranh vào ngày 3 tháng Ba cũng chẳng khác ngày hôm trước bao nhiêu. Ngày 4, 5 và 6 cũng vậy. Đại đội Lima vẫn trấn giữ trận địa, tả xung hữu đột từ địa điểm này qua vị trí khác và đụng độ mỗi ngày. Sự nhận xét của Machete Eddie khá chí lư, John Ripley dường như là cái nam châm thu hút mọi hoạt động vào anh. Đại đội Lima đă phải nằm lại tuyến đầu cho đến hết tháng Ba. Chuck Goggin vẫn chỉ huy Trung đội 1 và được Đại úy Ripley phong lên cấp bậc Trung sĩ mặc dù anh không có thẩm quyền để làm chuyện đó. Tướng Ryan vài ngày sau đó đă thị sát mặt trận và thăng cấp chính thức cho Goggin.

 

Mỗi một ngày đều giống như ngày hôm trước, và ngày trước đó. Toán TQLC chỉ biết là Chủ nhật đă đến v́ đó là ngày mà nhân viên thường vụ phát thuốc ngừa sốt rét. Các cuộc giao tranh và đụng độ với kẻ thù liên tục không ngừng nghỉ. Hàng ngày, binh lính bị tử trận và thương vong cũng không giảm.

 

Cuộc hành quân liên quan đến Lima 3/3 vào đầu tháng 3 năm 1967 không phải là duy nhất trong Vùng I Chiến Thuật. Tại các vùng c̣n lại của Quân đoàn I và khắp miền Nam Việt Nam, trong tuần đầu của tháng 3, quân đội Hoa Kỳ đă chịu các sự thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay. Tổng cộng có 1.617 quân Mỹ đă bị thiệt mạng, bị thương hay mất tích.

 

Cho dù bị đánh tơi bời và kiệt sức lực nhưng các binh sĩ TQLC c̣n lại rất tin tưởng vào khả năng của các cấp chỉ huy họ. Các TQLC Lima c̣n sống sót rất đáng được tự hào. Trong mỗi cuộc đụng độ họ đều bị thiệt hại nhưng vẫn luôn luôn chiến thắng kẻ thù.

 

Vào khoảng hai tuần sau trận giao tranh đầu tiên ngày 2 tháng Ba th́ một chiến sĩ Đại đội Lima nhận được trong thư tín của ḿnh một mảnh tin cắt ra từ báo Boston Globe hay một tờ báo nào đó vùng Đông Hoa Kỳ mô tả về thành tích của toán quân mệnh danh là "Các Trinh Sát của Ripley."

 

Điều lạ lùng đă xảy ra là trong cái ngày tưởng chừng như vô tận đó, trong một lần tiếp tế và tản thương cho vị trí của Đại đội Lima đă chiếm lĩnh được và đang pḥng thủ trong ngày 2 tháng Ba, một nhóm thông tin báo chí đă được người ta chở đến để quan sát cái "tổ ong ṿ vẽ" mà Lima đă đụng phải. Trong lúc Đại úy Ripley và mỗi một TQLC c̣n bận chiến đấu th́ các toán quay phim và ghi âm đă tùy tiện quay các vị trí của Đại đội Lima, làm như là họ đứng ngoài và không can dự vào cuộc chiến đang diễn ra chung quanh. Đối với các TQLC đang thi hành nhiệm vụ th́ chuyện này rất bực ḿnh và làm xao nhăng tinh thần họ. Một nhóm phóng viên với thái độ bàng quan trước các sự việc đang xảy ra chung quanh c̣n quay cảnh một toán TQLC khiêng thương binh trên tấm poncho dùng làm cáng ra trực thăng tản thương đang chờ ngoài băi đáp. Một loạt bích kích pháo nổ rền làm các TQLC nhào xuống núp và đánh rớt đồng đội xuống đất. Nhóm quay phim lập tức chụp được cảnh này. Cha mẹ của người thương binh đă xem được cảnh bi đát của con ḿnh như vậy trong bản tin chiến sự buổi chiều tại Hoa Kỳ. Điều này đă tạo cho họ một nỗi buồn sâu đậm không ngơi.

 

Từ lâu, trước khi sự việc này xảy ra, cảm t́nh của các TQLC đang lâm trận đối với giới truyền thông chẳng khá ǵ hơn t́nh cảm của họ đối với quân Bắc Việt chút nào. Khi trận đánh tiến triển và tăng dần cường độ, chính các phóng viên báo chí cũng bị lâm vào t́nh thế hiểm nghèo. Phản xạ bảo toàn tính mạng đă làm cho một anh kư giả chạy bổ về phía một chiếc trực thăng CH-46 đang sắp sửa bay lên với cái bửng đă bắt đầu rời khỏi mặt đất. Anh chàng này chạy thục mạng với tốc độ ngang với lực sĩ Jesse Owens và ném đồ nghề vào trong trực thăng. Chúng rơi đè lên cả một số thương binh TQLC đang được tản thương. Sau đó th́ hắn cố trèo lên cái bửng đang đóng lại phía sau của chiếc Chinook. Các TQLC chứng kiến được cảnh hèn nhát này hầu hết ngán ngẩm và nổi giận. Một người của Đại đội Lima c̣n có ư định muốn cho hắn một phát đạn cho rồi.

 

Trong nhóm phóng viên thoát ra được và viết tường thuật lại th́ ít ra cũng có một người rất ngưỡng mộ sự can trường và ḷng quyết tâm của các chiến sĩ Đại đội Lima. Khi kể lại những ǵ mà anh đă chứng kiến và học hỏi từ các TQLC lúc đụng độ với kẻ thù, anh đă mệnh danh nhóm kiêu hùng này là "Các Trinh Sát của Ripley." Họ đă chiến đấu anh dũng với quân số bị thu hẹp lại dần theo từng giờ đồng hồ.

 

Không rơ quân Bắc Việt có đọc tờ Boston Globe hay không, nhưng chuyện này cũng chẳng mấy quan trọng. Họ đổ vào trận chiến những đơn vị tinh nhuệ nhất càng lúc càng nhiều để quần thảo với các TQLC Hoa Kỳ khắp Vùng I Chiến Thuật. Các cuộc đụng độ đă xảy ra liên tục với cường độ tăng dần đối với các đơn vị Hoa Kỳ từ cuối tháng Hai 1967 trở đi là một thực tế mà ít người ở nhà có thể thấu hiểu nổi.

 

Đối với bất cứ đơn vị quân đội nào khác mà bị đóng quân tại Cà Lũ th́ được mô tả là một nhiệm vụ khó khăn cùng cực. Nhưng so với trận tuyến mà Đại đội Lima vừa mới trải qua bốn tuần lễ trước đó, so với các trận giao tranh rùng rợn mà họ phải đối mặt hàng ngày với các đơn vị Bắc Việt tại vùng đất nhỏ bé phía Bắc Vùng I Chiến Thuật th́ sự trở về Cà Lũ bản doanh của Đại đội, một bản doanh kiên cố như Thành Apache giữa vùng hoang dă lại là một điều tương đương với chuyện được lên thiên đàng nếu không bị sát hại vào đầu tháng Tư năm 1967.

 

Nằm trên một vị trí chiến lược dọc theo quốc lộ 9 bên cạnh gịng sông Thạch Hăn, Cà Lũ là một tiền đồn kiên cố do TQLC Hoa Kỳ trấn giữ nằm về hướng Tây trước khi đến Khe Sanh và chỉ cách biên giới Lào vào khoảng hai mươi cây số.

 

Nhằm giúp cho Đại đội Lima được tạm nghỉ ngơi dưỡng quân, một Đại đội khác được trực thăng vận xuống pḥng thủ ṿng đai căn cứ Cà Lũ. Khi người lính cuối cùng của Đại đội Lima đă vào được trong căn cứ vào khoảng 5 giờ rưỡi chiều, các TQLC được chiêu đăi theo đúng điệu của Binh chủng TQLC Hoa Kỳ. Thịt bít-tết được mang ra ăn thả giàn và bia rẻ tiền như từ trên trời rơi xuống cho mọi người. Lúc này họ trông giống như vừa tham gia vào một cuộc thử nghiệm điên khùng hàng loạt về sự mất ngủ, sự căng thẳng và thiếu thốn nhiều hơn là các chiến sĩ đă dày dạn chiến trường. Cho đến 10 giờ đêm khi một số lớn bụng đă no nê v́ ăn quá nhiều thịt steak và uống say mèm bia th́ lệnh trên báo xuống là một Tiểu đoàn của Sư đoàn 9 đang đụng độ lớn. Cần tăng viện gấp. Nửa tiếng đồng hồ sau, các "Trinh Sát của Ripley" đă sắp sẵn và lên đường hành quân. Họ đă trở lại trận địa... một cách nhiệt t́nh... thêm một lần nữa.