Loading
Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
K› niŒm-Tâm Tình SVQY Nh»ng K› NiŒm Khó Quên
Y Sĩ Thiếu Tá TQLC Trương Minh Cường

Y Sĩ Thiếu Tá TQLC Trương Minh Cường

Lời nói đầu của Ban Biên Tập

Để tưởng niệm BS Nguyễn Văn Thế, nguyên Trung Tá Y Sĩ Trưởng Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến vừa ra đi trong sự thương tiếc của mọi người, SVQY-Khóa 12 Trương Minh Cường nguyên Y Sĩ Thiếu Tá TQLC đã gởi bài viết của ông vể kỷ niệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 cùng với BS Nguyễn Văn Thế.

Trong cuộc hành quân Lam Sơn vào năm 1971, tôi theo Tiểu đoàn Quân Y tham dự và đóng quân tại Khe Sanh. Y sĩ Trung tá Nguyễn Văn Thế là Tiểu đoàn trưởng Quân Y, còn tôi phụ trách Bệnh viện hành quân. Tiểu đoàn Quân Y hành quân đóng cách xa Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến hành quân hai quả đồi, tuy xa mà gần vì lúc nào cũng nhìn thấy nhau trong những ngày không có sương mù bao phủ.

Bệnh viện hành quân gồm hai phần: Phần nổi là hai cái lều lớn dựng trên mặt đất để nhận bệnh, lựa bệnh, ngoại chẩn, phòng nha khoa, dược khoa, phòng mổ cho trung và tiểu giải phẫu. Phần chìm là một hầm bệnh xá dài, chứa được khoảng 50 bệnh nhân nằm điều trị, cùng với phòng giải phẫu cho các ca mổ lớn, được trang bị đầy đủ dụng cụ ngoại khoa, máy móc để gây mê toàn diện, phòng hồi sức, hậu giải phẫu, cấp cứu...

Thành phần nhân viên y tế cơ hữu gồm có Bác sĩ Trần Tiễn Nam, Bác sĩ Mạnh, Nha sĩ Thọ, Dược sĩ Tâm, sĩ quan trợ y, các y tá phòng mổ, y tá điều trị, và tôi là Y sĩ trưởng bệnh viện. Những khi thương binh về nhiều thì Bác sĩ Thế cùng các nhân viên phụ tá tới giúp điều khiển chương trình lựa thương và hành chánh để cho Bác sĩ Nam, Bác sĩ Mạnh và tôi được trọn vẹn thì giờ săn sóc các thương binh.

Y sĩ Trung tá Nguyễn Văn Thế dáng người cao, với cặp kính trắng gọng đen lớn, trông rất thư sinh nhưng rất chịu chơi và chơi đẹp. Trong suốt cuộc hành quân nằm ở Khe Sanh, mỗi ngày chúng tôi đều ngồi ăn chung với nhau, sau bữa ăn thì ngồi đấu láo, thỉnh thoảng chơi bài giải trí. Ăn cùng, chơi cùng nhưng không ngủ cùng. Những bữa ăn tuy ở trong rừng xa thành phố nhưng không kém phần khoái khẩu, ấy là nhờ phu nhân Bác sĩ Thế đã thường xuyên làm nhiều món ăn đặc biệt từ Sài Gòn và tiếp tế đều đều cho phu quân, anh em chúng tôi nhờ đó được thưởng thức ké. (Xin cảm ơn chị Thế).

Bác sĩ Trần Tiễn Nam lúc bấy giờ là Y sĩ Trung úy, dáng người đẫy đà, tầm thước, trắng trẻo, người Huế, cũng đeo cặp kính trắng dầy cộm. Bác sĩ Nam ít nói, rất dễ thương, hay bị anh em chọc ghẹo để phải phát ngôn. Ngày tôi đi tù cải tạo về thì được hay tin Bác sĩ Nam đã qua đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. (Xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến Bác sĩ Nam, một đồng nghiệp và một chiến hữu dễ thương).

Còn tôi, sau khi tu nghiệp giải phẫu tổng quát ở Mỹ về, được xếp Thế gắn cho lon Thiếu tá, rồi kéo nhau ra Khe Sanh để cùng sanh tử với nhau... Tuy làm việc rất mệt, với nhiều đợt thương binh ào ạt về, và tinh thần luôn luôn căng thẳng vì áp lực của địch, nhưng chúng tôi vẫn luôn giữ vững niềm tin, nhất là sau mỗi bữa ăn chiều, quây quần sinh hoạt với nhau và được đại bàng Thế phổ biến tình hình chiến sự khả quan.

Trở lại sinh hoạt của bệnh viện hành quân. Khi mặt trận nổ lớn, thương binh về ồ ạt thì chúng tôi được tăng cường thêm một bác sĩ ngoại khoa từ Quân đoàn về là Bác sĩ Nguyễn Văn Cung (hiện đang hành nghề tại Nam California), người Huế, điềm đạm, dễ thương, mổ giỏi. Tám năm trước, khi cùng thụ huấn quân sự tại trường Võ bị Quốc gia Ðà Lạt, anh Cung và tôi ở cùng phòng với nhau, người giường trên, người giường dưới, cho nên nay gặp nhau ở đây, Khe Sanh, thì rất thú vị và đắc ý.

Khi trận chiến ngày càng nặng nề thì tôi thấy các đơn vị cơ giới của Mỹ lần lượt rời khỏi Khe Sanh. Mỗi ngày tiếng pháo kích càng nghe gần hơn. Bác sĩ Nam và tôi ở chung một hầm. Mỗi tối trước khi đi ngủ, chúng tôi đều cầu nguyện được qua đêm bình an cả tinh thần lẫn thể xác. Buổi sáng ngồi nhâm nhi ly cà phê điểm tâm, chúng tôi cũng cầu xin ngày hôm đó bệnh viện ế khách.

Tôi còn nhớ buổi chiều Bác sĩ Nam và tôi đang tiến hành cắt bỏ cẳng chân của một thương binh bị pháo kích phá nát xương và cân cơ. Bệnh nhân được chích thuốc tiền mê nhẹ và được gây tê tủy sống. Phẫu thuật được làm ở phòng mổ trên lều, vì phòng mổ lớn dưới hầm đang chuẩn bị một ca đại giải phẫu. Tôi vừa đặt giây cưa trên xương chầy, sắp sửa kéo thì một tiếng nổ lớn làm mọi người giật bắn. Sức nổ làm căn lều rung rinh, mọi sinh hoạt bỗng khựng lại, tê liệt vài giây. Tôi nghe tiếng náo loạn ở bên ngoài hò nhau chạy xuống hầm núp. Thường thì mỗi đợt pháo kích hay đi hàng loạt cả chục hay cả trăm trái, do đó tôi yêu cầu toán mổ sửa soạn đưa gấp bệnh nhân xuống hầm để tiếp tục mổ, đề phòng trường hợp pháo kích hàng loạt sẽ nguy đến sinh mạng bệnh nhân và các nhân viên quân y. Chúng tôi nhanh chóng đặt bệnh nhân lên băng ca, phủ kín bằng tấm drap mổ, trên đùi vẫn còn giây garrot. Y tá Chính và Bác sĩ Nam khiêng cáng, tôi ôm theo các khay có đựng y cụ giải phẫu được phủ kín trong các tấm khăn mổ. Khi tôi chạy tới gần cửa hầm thì lại một tiếng nổ chát chúa nữa, lần này rất gần. Cát bụi bắn rào rào, tôi bị xô té xuống đất, mấy anh em trong hầm chạy ra tiếp cứu. Tôi hoảng hốt, chẳng còn nhận ra ai nữa, một anh (chứ không phải chị) kéo tôi ngồi cạnh anh ta, núp sau bức vách bao cát chắn ngang trước cửa hầm. Phía trong chật ních người, không thể len vào. Mắt tôi từ ngoài sáng mới vào chưa kịp điều tiết nên chỉ thấy lô nhô đầu người trong bóng tối mông lung ở phía trong. Tôi nhắm mắt lại cầu nguyện nhưng rất phân tâm vì tiếng ồn ào bàn tán xen lẫn tiếng chửi thề và tiếng cười khúc khích tỉnh bơ. Tôi đoán chừng chẳng còn ai sợ nữa, nhờ vậy tôi cũng lên tinh thần.

Một khoảng thời gian trôi qua thấy yên tĩnh, đoán chừng pháo kích đã ngưng, mọi người lục đục rời khỏi hầm bệnh xá, có vẻ thoải mái và thơ thới vì được hít thở không khí trong lành ngoài trời và đầu óc thư dãn. Tôi chợt nhìn thấy chiếc băng ca ở sát bức tường đất bên hông hầm. Băng ca còn đó mà bệnh nhân không thấy đâu, bao plastic đựng dextran vẫn còn treo lủng lẳng trên cọc sắt, “nước biển” vẫn còn tiếp tục nhỏ giọt dài xuống đất. Mọi người đổ xô đi tìm bệnh nhân, réo tên anh ta khắp nơi. Bỗng có tiếng nói lớn ở phía sâu trong hầm:

- Nó đây này bác sĩ ơi.

Chúng tôi đổ xô tới thì thấy anh chàng vẫn còn quấn trên mình tấm drap trắng, ngồi tựa vách hầm, nét mặt như ngái ngủ. Anh ta kể lại:

- Khi nghe tiếng nổ lớn, em chợt thức giấc và tỉnh táo hẳn, lúc chiếc băng ca bị văng xuống đất thì em lấy hết sức bình sinh lết bò, có nhiều anh em phụ kéo vào trong hầm. Rồi em cũng không hiểu làm sao có thể ngồi được ở sâu trong này.

Anh ta không hề nhớ là đang sắp sửa bị cưa cẳng, và cũng không biết có giây garrot đang quấn chặt trên đùi. Anh hoàn toàn không cảm thấy đau đớn gì cả.

Một năm rưỡi sau, anh thương binh này đến thăm tôi tại Bệnh viện Thủy Quân Lục Chiến Lê Hữu Sanh với đôi nạng gỗ kẹp hai bên nách và đang chờ làm chân giả. Anh ta giới thiệu với tôi người vợ trẻ và đứa con gái đầu lòng được hai tháng. Anh đùa với tôi rằng anh đã được đền bù lại cái cẳng mà anh đã mất. Sự đền bù ấy chính là người vợ yêu quý mà anh đã quen trên chuyến bay tản thương về Sài Gòn. Anh cười và nói tiếp:

- Nếu không nhờ mất cái cẳng thì đâu có dịp quen nàng.

Y sĩ nơi chiến trường hay gặp những chuyện đặc biệt và độc đáo. Nay nhớ lại quãng đời đã qua, những nỗi vui, buồn, phiền não, lo sợ, giận hờn đều trở thành những kỷ niệm đẹp và dễ thương.

Y sĩ Thiếu tá
Trương Minh Cường
(Viết lại theo ký ức.
Thân tặng các chiến hữu và các đồng nghiệp)


Les Moments Inoubliables

Médecin Commandant Trương Minh Cường

Au cours de l'opération militaire Lam Sơn 719 en 1971, je faisais partie du Bataillon du Corps Médical des Fusiliers Marins campé à Khe Sanh. A cette époque, le Médecin Lieutenant Colonel Nguyễn Văn Thế était le Commandant du Bataillon, tandis que moi, j'étais responsable de l'hôpital mobile du front. Le Corps Médical était à deux collines du Quartier Général opérationel des Fusiliers Marins, ce ne fut pas une longue distance car on pouvait se voir par les jours où il n'y avait pas beaucoup de brouillard.

L'hôpital mobile se composait de deux parties: la partie visible se composait elle-même de deux grandes tentes installées au sol pour la réception, la classification des malades, les consutations externes, et une salle d'opération pour la petite et moyenne chirurgie, et la partie souterraine com­prenant un long tunnel dispensaire pouvant contenir une cinquantaine de malades hospitalisés, un bloc opératoire pour les cas nécessitant la grande chirurgie avec anesthésie générale, une salle de réanimation et post opératoire.

Le personel responsable se comprenait du Dr Trần Tiễn Nam, Dr Mạnh, moi-même en tant que chef de I'hôpital, Pharmacien Tâm, Dentiste Thọ, un officier para-médical, des infirmiers du bloc opératoire et des infirmiers traitants. Pendant les jours où nous étions débordés par l’arrivée massive des blessés. Dr Thế et son équipe venaient nous donner un coup de main, permettant ainsi au Dr Nam. Dr Mạnh et moi-même de consacrer tout notre temps pour soigner les blessés.

Le Médecin Lieutenant Colonel Nguyễn Văn Thế, de haute taille avec ses lunettes à monture noire, avait l’apparence d'un jeune étudiant très "cool" et très chic. Durant l’opération militaire Lam Sơn 719, régulièrement chaque jour nous pre­nions ensemble nos repas. Après manger, nous avions l’habitude de causer ou jouer aux cartes: Manger ensemble, jouer ensemble mais pas couch­er ensemble...

Les repas au milieu de la jungle, bien que loin des villes, n'étaient pas moins appétissants, grâce à l’épouse du Dr Thế qui avait préparé des plats spé­ciaux à Saigon pour ravitailler régulièrement son époux, qui lui-même avait toujours le bon cœur à nous les partager. (Merci à Madame Thế).

Le Dr Trần Tiễn Nam, Médecin Lieutenant à l’époque, était corpulent, de taille moyenne, avec la peau fine, originaire de Huế, portait des verres épaisses. Dr Nam parlait peu, mais très sympa­thique. Ses collègues le taquinaent souvent pour le pousser à parler. A la sortie du camp de concentra­tion des prisonniers de guerre, j'étais informé que le Dr Nam décédait dans une circonstance parti­culière. (Un bouquet d'encens en mémoire du Dr Nam, un collègue et un compagnon d'arme très gentil).

Quant à moi, après mon retour des Etats Unis pour mes stages de perfectionnement en chirurgie, j'étais promu commandant par "Colo" Thế, avant de partir pour Khe Sanh vivre ensemble les moments de risques et de dangers. Bien que tra­vailler très dur, face à des vagues ininterrompues de blessés et l’esprit toujours tendu sous la pression de l’ennemie, nous gardions cependant toujours confiance, surtout après chaque diner, réunis pour diverses activités et informés de la situation encourageante de l’opération militaire par notre "grand patron" Thế.

Revenons sur les activités de l’hôpital mobile en opération: lorsque la bataille prenait de l’am­pleur, les blessés arrivaient à vagues successives, nous vouIons pour renfort un Médecin envoyé par la Région Militaire. C'était le Dr Nguyễn Văn Cung (actuellement Médecin practicien en California du Sud). Dr Cung était une persone calme, originaire de Huế, gentille, et chirurgien compétent. Huit ans auparavant, durant le stage à l’Accadémie Militaire Nationale à Dalat, Cung et moi, nous avions partagé la même chambre, le même lit à l’étage. C'est pourquoi, en nous retrouvant ici, à Khe Sanh, nous éprouvions grand plaisir et satisfaction.

Lorsque la situation militaire s'aggravait, je voyait les unités motorisées américaines graduelle­ment quitter Khe Sanh. Chaque jour les bruits de bombardement d'obus par les communistes deve­naient de plus en plus proches. Dr Nam et moi vivaient dans une même tranchée. Chaque soir, avant de coucher, nous priions toujours pour être "sain et sauf, corps et ame". Et aussi, chaque matin, au petit déjeuner avec une tasse de café, nous pri­ions pour que dans cette journée, I'hôpital n'aurait pas de "clients".

Je me rappelle, un après midi, quand Dr Nam et moi étions entrain d'amputer la jambe broyée d'un blessé. Celui-ci avait déjà reçu la pré-médica­tion légère et l’anesthésie intradurale lombaire. L'opération se deroulait sous la tente, car le bloc opératoire souterrain était réservé pour une opération chirurgicale suivante, importante et sous anes­thésie générale. A peine préparais-je à scier le tibia, qu’une une grande explosion nous surprit. Le souffle de l’explosion ébranlait la tente. Toute activité était suspendue et paralysée pendant quel­ques secondes. J'entendais les cris de panique à l’exterieur. Les gens couraient chercher abri dans le dispensaire souterrain. D'habitude, les bombardements par les communistes de ce genre se produi­saient par vagues de dizaines ou de centaines d'obus. Aussi j'avais demandé à l’équipe chirurgi­cale d'emporter le blessé au dispensaire souterrain pour continuer l’opération, évitant ainsi la possib­lité des futures bombardements qui pourraient menacer la vie du blessé, tant bien que celle du personel médical.

Nous installions rapidement le blessé sur un brancard, le couvrant d'un drap stérilisé. Le garrot était toujours à sa jambe. L'infirmier Chính et Dr Nam portaient le brancard, tandis que moi je pre­nais le plateau contenant des instruments chirurgicaux envelopés dans des serviettes stérilisées.

A l’approche de l’entrée du souterrain, une autre explosion assourdissante très proche nous projetait par terre et soulevait un grand nuage de poussière. Les amis dans le souterrain venaient à mon secours. J'étais effrayé, ne pouvant recon­naître personne. Un gentil homme (et non gentille demoiselle) me tirait vers lui, à l’abri derrière un mur de sacs de sable qui barraient I'entrée du souterrain.

L'intérieur était rempli de gens, imposible d'avoir une place. Mes yeux, non encore habitués à l’obscurité, ne vovaient que des têtes qui bougaient dans le pénombre à l’interieur. Je fermais les yeux pour prier mais j'étais distrait par le brouhaha mêlé à des injures et des rires de s'enfoutisme. A ce moment je croyais que personne n'avait peur et celà me remontait le moral.

Le temps passait, le calme revenait, le bom­bardement s'arrêtait, et tout le monde commençait à quitter la tranchée du dispensaire, I'air satisfait, content de respirer l’air pur, et relaxant.

Soudain, j'aperçus le brancard posé contre le mur de terre sur le flanc de la tranchée. Le bran­card était là mais le blessé avait disparu, laissant derrière lui le sac en platic contenant le dextran encore suspendu à une tige de fer fixée au brancard. Les gouttes de dextran continuaient à se délibérer et tombaient sur le sol. Tout le monde se ruait à la recherche du blessé, l’appelait par son nom aux quatre coins de la terre. Enfin une voix se fit entendre au fond du dispensaire souterrain:

- Le voilà, docteur...

Sur ce, nous nous précipitions vers le blessé qui était toujours enveloppe du drap blanc et en demi-assis contre le mur de la tranchée, l’air som­nolent. Il racontait:

- A la suite de l’explosion, j’était réveillé et bien éveillé. J'étais projeté par terre, et alors je prenais toutes mes forces pour ramper et j'étais aidé pour entrer dans la tranchée... Ensuite je ne pouvais pas comprendre comment j'étais réussi à m'asseoir ici, au fond de cette tranchée...

II ne se souvenait pas tout qu'on irait lui amput­er une jambe et aussi ne savait pas qu'il avait tou­jours le garrot à sa cuisse. II n'éprouvait en ce moment aucune douleur...

Un an et demi après, le blessé venait me ren­dre visite à I'hôpital Lê Hữu Sanh de Fusiliers Marins, les béquilles sous les aisselles. Il était en attente d'une prothèse pour sa jambe. Il m'avait présente sa jeune épouse et sa première fille âgée de deux mois. II plaisantait en disant qu'il avait reçu une compensation pour sa jambe perdue. C'était son épouse bien aimée qu'iI avait connue durant le vol, lors de son évacuation à Saigon. Il continuait, l’air content et souriant:

- Si je n'avais pas perdu ma jambe, comment aurais-je pû la connaître...

Médecins sur les champs de bataille, nous avions souvent l’occasion de rencontrer des his­toires uniques et spéciales. Aujourd'hui, pour moi, les mémoires du passé me font vraiment beaucoup de plaisirs: Les joies, les chagrins, les ennuies, le mécontentement et la peur dans le passé, devien­nent pour moi aujourd'hui des souvenirs beaux et magnifiques.

Médecin Commandant
Trương Minh Cường
(Récit tiré des mémoires.
A mes compagnons d’arme et collègues)
Hạ Lào 1971 (từ trái sang): Trương Minh Cường, sĩ quan hành chánh, cố vấn Mỹ, Nguyễn Văn Thế (đeo mắt kính)

Hạ Lào 1971 (từ trái sang): Trương Minh Cường, sĩ quan hành chánh, cố vấn Mỹ, Nguyễn Văn Thế (đeo mắt kính)

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010