Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010
Loading
TrÜ©ng h®p hy sinh cûa Y SÏ Trung Úy Nghiêm SÏ TuÃn
1. Lời ghi chú của PVKT:

Trong chiến trận chống Cộng Sản của QLVNCH, có rất nhiều sự hy sinh cá nhân chưa bao giờ được kể lại, nói gì đến việc vinh danh những cá nhân vô danh xấu số ấy cho Lịch Sử. Trường hợp hy sinh tại căn cứ Khe Sanh năm 1968 của Y sỹ Trung Úy Nghiêm Sỹ Tuấn phục vụ tại Trạm Cứu Thương TD6ND thuộc Binh Chủng Nhẩy Dù được ghi lại một cách mộc mạc và chân thành sau đây, do chính những đồng đội của người quá cố, cũng chỉ là một ví dụ trong số những hy sinh cao cả, âm thầm của những người lính QLVNCH trong cuộc chiến. Những dòng ghi chú sau đây vế cái chết của cố BS Tuấn được đăng lên trang web QYND để cống hiến cho đọc giả khắp nơi và cho Lịch Sử.

2. Ghi chú của BS Trần Đức Tường, Y sỹ Trưởng TĐ3ND:

BS Nghiêm Sỹ Tuấn tử trận tại 5km phía tây Khe Sanh khoảng tháng 4 năm 1968 (giữa Khe Sanh và Làng Vây, trên 1 ngọn đồi). TĐ6ND, TĐ3ND và TĐ8ND hành quân với LD3ND do Đại Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy. Anh bị tử thương vì pháo kích (cối 61) trước khi địch xung phong. Rủi cho anh và TĐQY bị thiệt hại mất 1 bác sĩ, nhưng trận đó VC thua để lại trên 50 xác. Anh hy sinh khi đứng dưới hố cá nhân săn sóc vết thương cho 1 thương binh nằm cáng trên miệng hố. Anh chết liền (khoảng 6 giờ chiều) khi cuộn băng (bandage) còn cầm trên tay!

Lúc đó tôi và TĐ3ND cũng dụng trận cách đó khoảng 1km. Vài chi tiết đóng góp liền kẻo quên mất.
Trận đánh vào Tây Khe Sanh do LĐ3ND chỉ huy nhằm chặn hậu cho TQLC Mỹ rút khỏi căn cứ Khe Sanh. LĐ3ND đổ bằng trực thăng từ phi trường Ái Tử, Quảng Trị và căn cứ Cà Lu, rồi từ Cà Lu được First Cavalry (Không Kỵ)  đổ vào trận địa với hàng trăm trực thăng. Thứ tự đổ quân là TĐ6ND rồi TĐ8ND cộng BCH/LĐ3ND vào thiết lập FSB (firing support base). Sau cùng là TD3ND.

Lúc ở Cà Lu tôi có gặp Nghiêm Sỹ Tuấn, lúc anh sắp sửa lên trực thăng vào trận địa. Tôi có hỏi anh: "Nhiếp nó sẵn sàng thay toa rồi. Sao không về?" Tuấn nhỏ nhẹ trả lời: "Anh Lân cũng muốn mình bắt cái Đại Úy. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Mình sống chết với tiểu đoàn, bỏ về trong trận lớn này không đành..." Rồi trực thăng tới mang theo thương binh của đợt đầu! Antenne chirurgicale của TĐQY (hình như anh Thiều chỉ huy) take care. Vì thế Nghiêm Sỹ Tuấn theo quân vào chiến địa.

Để trả lời anh Liên: Sau đó TQ Nhiếp về thay Nghiêm Sỹ Tuấn ở TĐ6ND. Trần Đông A thay Hồ Trí Dõng TĐ8ND, baptême du feu mặt tái không còn hột máu. Về súng cối thì cộng sản thường dùng cự ly lớn hơn Mỹ 1mm. Hiệu quả là bắt được đạn của mình thì VC nó vẫn bắn được. Còn mình bắt được đạn nó không sử dụng được. Vì thế VC có súng cối 81 và 61. Lâu ngày có lẽ anh Nguyễn Đức Liên quên.

3. Ghi chú của Đại úy Trần Đạt Minh, SQ Hành Chánh Quân Y, TĐQY/SĐND:

Trong trận do BS Trần Đông A và tôi cùng với một Toán Tản Thương đóng tại làng Vây; khi nghe tin BS Nghiêm Sỹ Tuấn bị tử thương Tôi được lệnh của BS Lân đưa BS Trần Đông A vào vùng hành quân bổ sung cho TD6ND. Trước khi lên trực thăng BS Trần Đông A khóc và nói với Tôi: Nếu "Moi" có mệnh hệ gì thi "Toi"  ráng đưa xác "Moi" về gia-đình.

Lúc đó Tôi cũng mất tinh thần rồi vì địch pháo kích nặng nề lắm không biết nếu mình bị "DÍNH"  thì ai đưa xác về Saigon. Khi BS TĐ A đi một lúc thì trực thăng đem xác BS Nghiêm Sỹ Tuấn về. Chúng tôi thay cho BS Nghiêm Sỹ Tuấn một bộ Hoa Dù màu đỏ. Tôi còn nhớ BS Nghiêm Sỹ Tuấn trong người có mặt một cái quần đùi màu đỏ .Chúng tôi liệm Nghiêm Sỹ Tuấn vào một túi xác mới để kính trọng người Anh Hùng Quá Cố và đưa ra Huế. Trong trận đó thương binh ND đưa về căn cứ TQLC/HK ở Làng Vây nhiều lắm, chúng tôi làm việc mờ cả người.
Độ một tuần sau BS Trần Quý Nhiếp vào vùng Hành Quân thay BS Trần Đông A. BS Trần Quý Nhiếp rất hiên ngang lên trực thăng, còn hẹn tôi sau Hành Quân sẽ gặp nhau tại Huế để ăn nhậu.

Cử chỉ và hành động của BS Trần Quý Nhiếp làm cho anh em chúng tôi rất kính phục và cảm động (cũng giống như cảnh đưa tiễn Kinh Kha trên Sông Dịch Thụy). Vì thế đến ngày hôm nay khi nghỉ đến BS Trần Quý Nhiếp tôi luôn luôn thương mến và kính trọng Người Y Sỹ trẻ tuổi hào hoa và hiên ngang ấy. Bây giờ mấy chục năm đã qua, nhớ lại các kỷ niệm xưa buồn có, vui có thật là xúc động, BS Trần Đức Tường nếu gặp BS Trần Quý Nhiếp cho Tôi gởi lời kính thăm. Trần Đạt Minh.

Nguồn trích dẫn: QYND (mục chiến sử)
qynd