Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Loading
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010
Karl Marx

Karl Marx

Khổng Phu Tử

Khổng Phu Tử


Nguyễn Gia Tiến


Trong bài viết “Hệ thống dọc, hệ thống ngang” trên nguyệt san Thế Kỷ 21 tại Nam Cali (Tháng 6, 2004), tác giả Tôn Thất Thiện nêu ý kiến là CSVN hiện nay là một chế độ “Khổng Giáo hiện đại hóa”. Tác giả mô tả xã hội VN khi xưa (trước thời Pháp đô hộ) là một chế độ Khổng Giáo, tổ chức theo mô hình “dọc”, nghĩa là Vua trên hết, dưới là Quan, chót cùng mới tới Dân (Nông, Công, Thương). Tác giả nhận xét rằng chế độ CSVN hiện nay cũng tổ chức theo mô hình “dọc” này. Chỉ khác là CSVN thay thế Ðảng CS vào địa vị chóp bu của Vua ngày xưa, Quan là lớp cán bộ, và Dân đen còn lại dưới hạ tầng.

Từ chỗ nhận xét về sự đồng dạng, giống nhau, của hai hệ thống “dọc” này, tác giả phân tích sự trì trệ, tồi bại trong xã hội CSVN hiện tại, truy nguyên, tìm lý do, và nhận diện được… “thủ phạm”! Ðó là “hậu quả tàn hại”của Khổng Giáo trong xã hội VN trước đây. Theo tác giả, sở dĩ VN không giũ bỏ được chế độ CS là do “tinh thần Khổng Nho”, tôn sùng “cấp trên”, duy trì một hệ thống xã hội “dọc” của Khổng Giáo. Tác giả Tôn Thất Thiện cũng bày tỏ sự đồng tình với một tác giả khác đã viết một cuốn sách gần đây lên tiếng đả phá kịch liệt Khổng Nho (Nguyễn Gia Kiểng với cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn”). Hai tác giả đi đến kết luận rằng nếu VN muốn tiến bộ thì phải gột sạch các tàn tích của nền văn hóa Khổng Giáo và “làm sáng tỏ vai trò tai hại của Khổng Nho trong lịch sử chúng ta” (nguyên văn, TK 21 Juni 2004, trang 8)…

Người viết bài này thiển nghĩ lập luận của hai tác giả kể trên không đứng vững. Kẻ đạo tặc ăn mặc, trang phục như một người lương thiện, không làm cho người lương thiện trở thành kẻ đạo tặc!

Thực vậy. Ðồng ý rằng Khổng Giáo và CS cùng có một hệ thống “dọc”. Nhưng sự giống nhau dừng lại ở chỗ đó. Còn lại là cả một sự hoàn toàn khác biệt về bản chất, về đạo lý, không thể lẫn lộn.

Xã hội VN cổ xưa thấm nhuần Nho Giáo, tôn trọng các giá trị đạo đức cổ truyền có tính cách răn dạy, mà ngày nay cũng vẫn hoàn toàn phù hợp, như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, cho dân gian, (hoặc Công Dung Ngôn Hạnh cho phái nữ). Giới lãnh đạo chính trị cũng có những phương châm đúng đắn như: Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ, các tiêu chuẩn đức độ như Nhân, Trí, Dũng, những khái niệm rất sáng suốt về nhân sinh như Thượng bất chính, Hạ tắc loạn, v.v…

Tất cả các giá trị đạo đức này đã hoàn toàn thiếu vắng trong xã hội VN ngày nay dưới chế độ CS. Sau này, và ngay cả trong một hệ thống xã hội “dọc, ngang” nào đi nữa, các giá trị này sẽ vẫn còn cần thiết. Vì vậy, thiết tưởng ở đầuThế Kỷ 21 này, nếu còn rơi rớt lại được vài ba cái đức tính kể trên của mấy ngàn năm trước, thì cũng không đến nỗi vô ích, mà vẫn còn hữu dụng phần nào. Chưa cần phải vứt bỏ đi ngay!

Cho nên, có lẽ khá sai lầm và mỉa mai, khi muốn trút bỏ sạch trơn nền văn hóa Khổng Nho để lấy Tây Phương làm mẫu mực, trong khi chính nền văn hóa Phương Tây đã bắt đầu đi xuống vì đang mất dần những giá trị đạo đức tương tự.

Mặt khác, người xưa cũng đã từng sáng suốt chê bai những hôn quân, bạo chúa, để phân biệt những minh quân, minh chủ. Không phải lúc nào cũng mù quáng như nhận xét của hai tác giả kể trên, để trung thành tuyệt đối, tôn lên làm “thiên tử” bất cứ kẻ nào “giành được quyền lực nhờ đánh bại được địch thủ trong một cuộc nội chiến”. (sic).

Có lẽ chính nhờ giữ vững được những giá trị cổ truyền mà tiền nhân đã tạo được sức mạnh trong xã hội, để suốt mấy ngàn năm không bị đồng hóa thành một quận lỵ của láng giềng phương Bắc. Việt Nam vẫn tồn tại là một quốc gia riêng biệt, mặc dầu nguồn gốc là xuất phát từ Trung Hoa cả về sắc dân và văn hóa. Ðể chu toàn nhiệm vụ cao cả, khó khăn này, chắc giới sĩ phu Việt khi xưa phải có tầm hiểu rộng hơn để xử thế, không phải như tác giả Tôn Thất Thiện cho rằng chỉ biết “thi đỗ làm quan, học thuộc trau dồi thuộc kinh sử Tàu thời Nghiêu Thuấn, với những chuyện chẳng ăn nhằm gì đến thực tại”. (sic).

Khi xưa cấu trúc xã hội đơn sơ, thì những trật tự, kỷ cương trên dưới như Vua, Quan, Dân… cũng hợp lý và lành mạnh. Ngay những nước Dân Chủ Tây Phương cho đến cuối thế kỷ 18 cũng còn những cấu trúc tương tự. Hơn nữa ông cha ta đã có những khái niệm như “Dân vi quí, Quân vi khinh”, thì phải chăng đó chính là những ý thức về dân chủ rất sớm, mà ngay những nước Tây Phương đồng thời cũng chưa có?

Ngoài ra, trong cái hệ thống “dọc” cổ xưa, mối liên hệ trên dưới Vua-Dân, có lẽ cũng dựa trên những nền tảng gì vững chắc hơn để có thể tồn tại mấy ngàn năm. Cái “trên” ở đây có xứng đáng mới tạo được sự kính trọng lâu bền của cái “dưới”. Chắc chắn nó không phải là mối liên hệ trong cái hệ thống “dọc” ngày nay, giữa “Bác Ðảng” và “các cháu”, hoặc giữa “Ông Stalin” và thần dân Liên Xô, thì cố gắng cũng chỉ kéo dài được bảy thập niên!
Thành ra phải có một nhận thức “đơn sơ” lắm thì mới nghĩ rằng người dân ngày nay cũng thần phục, nể nang “Bác Ðảng” như đối với vua quan trong xã hội Khổng Nho khi xưa.

Mặt khác, sự việc vua quan triều Nguyễn không chống trả lại được người Pháp, là do sự thiếu hiểu biết tình hình để thích ứng, chẳng phải như tác giả Tôn Thất Thiện suy luận, là do sự cố chấp, gìn giữ các giá trị Cổ Nho. Thực vậy, Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản đã sáng suốt để thích ứng canh tân xứ sở, mà chẳng hề phải từ bỏ những giá trị cổ truyền của nước Nhật, vốn dĩ cũng ảnh hưởng nặng nề Nho Giáo.

Cho nên, ngược lại với những nhận xét của hai tác giả kể trên, cho rằng “tinh thần Khổng Nho làm trì trệ sự tiến bộ”, thì chính cái tinh thần kỷ luật này đã là động cơ, giúp cho một số nước Á Châu (như Nhật Bản, Tân Gia Ba, Ðài Loan, Ðại Hàn…) thăng tiến vượt bực. Chính cái tinh thần “kỷ luật tự giác”, cái tác phong “trên ra trên, dưới ra dưới” này của Khổng Nho, đã được Lý Quang Diệu trước đây định nghĩa như là những “giá trị châu Á”. Nó hoàn toàn khác biệt với sự độc tài toàn trị áp đặt, mà các chế độ phi nhân như Trung Cộng, Việt Công, muốn nhập nhằng, vơ vào, để thủ lợi, và đã được một vài cái loa ngu xuẩn trong Cộng Ðồng Người Việt Hải ngoại phụ họa, muốn biện minh cho sự độc tài của CSVN.

Tóm lại, thực tội nghiệp nếu kết tội Khổng Giáo là “thủ phạm” của sự trì trệ, chậm tiến hiện nay tại VN, là nguyên nhân của cái “hèn” nơi người dân Việt, cho đến nay vẫn nhẫn nhục, an phận chịu trận, chưa đạp đổ được CS! Sự thật là ngược lại mới đúng! Sở dĩ cái “hèn” này còn tồn tại, chính là vì đã đánh mất đi cái “khí”, cái “dũng” của Khổng Nho khi xưa!

Ðể chứng tỏ rằng Khổng Nho chẳng “ăn nhậu” gì đến cái “hèn” của một dân tộc: hãy xem một vài quốc gia khác như Cuba, chẳng hề biết ất giáp gì về Khổng Giáo, cũng chưa rũ bỏ được từ nửa thế kỷ nay cái “xã hội chủ nghĩa” của Fidel Castro!

Thời xưa, trật tự kỷ cương trong xã hội được gìn giữ, do sự tự giác của lòng người, tin tưởng vào những giá trị đạo đức. Ngày nay, trật tự trong xã hội, kỷ cương “trên dưới” trong chế độ CS được bảo vệ bằng… còng số 8, và súng AK!

Ðó có lẽ là đôi ba sự khác biệt đậm nét nhất, giữa Khổng Giáo và Cộng Sản. Ðiều này phản bác lại các suy luận của tác giả Tôn Thất Thiện, muốn đem so sánh, đặt song hành, bỏ chung vào một rọ, hai xã hội có bản chất hoàn toàn tương phản mà tác giả mệnh danh là cùng có chung một “hệ thống dọc”!

C¶ng Sän là Kh°ng Giáo