Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Loading
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010
StatueLiberty
NgÜ©i ViŒt và VÃn ñŠ H¶i NhÆp
Lời nói đầu của Ban Biên Tập

Đây là bài nói chuyện của tác giả Phạm Gia Cổn trong một buổi sinh hoạt Cộng Đồng do Viện Việt Học và Hội Đồng Hương Thái Bình tổ chức tại Civic Center thuộc thành phố Westminstr, California vào tháng 12 năm 2005. Tuy bài này đã phổ biến từ sáu năm nay nhưng nội dung vẫn giữ nguyên giá trị và phù hợp với tình hình hiện nay của cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y xin trân trọng giới thiệu với độc giả.


Phạm Gia Cổn

Cộng đồng Người Việt sinh sống ở hải ngoại  đến nay ba mươi năm có dư, nghĩa là đã trên một thế hệ nữa sinh ra và trưởng thành ở xứ người, và nhất là với mức độ thể hiện mọi mặt trong xã hội định cư của sức sống còn và sự phát triển vững vàng như hiện nay đủ để cho chúng ta tái xét kinh nghiệm và đưa ra một khung sườn khá rõ rệt vấn đề hội nhập.

       I/ Tái xét khái quát v/đ hội nhập đã diễn ra 30 năm qua:

Diễn tiến hội nhập của ba lớp tuổi thể hiện qua thái độ biểu hiện sự hành sử của họ trong cộng đồng, tính theo ước tính tuổi hiện có:

-Lớp già (độ từ 60 tuổi trở lên): Mang nặng bối cảnh sống chia cắt Nam-Bắc trong quá khứ lịch sử dân tộc ở cận đại, đồng thời lại thiết tha hơn ai hết đối với nếp sống cổ truyền của dân tộc nhưng vì lớn tuổi, chịu đựng khổ ải nhiều nhất trong quá khứ 30 năm qua, nên họ thụ động và tiêu cực hơn cả. Do đó họ khó khăn mọi mặt, tinh thần lẫn thể chất, tâm-sinh lý và khuôn mẫu tư tưởng…, nên mặc dù rất nỗ lực mà chỉ có thể hội nhập rất ít, sơ sài, nhằm tạm thời đủ để sống còn.

-Lớp trung niên (40 và 50 tuổi): Còn một chút ký ức quá khứ của ba mươi năm trước ở quê nhà, đủ để có dịp tìm hiểu rõ nét hơn mà đồng thời lại cũng rất dễ cởi mở để kiến tạo một khái quát cái nhìn toàn cầu hơn bất cứ lớp tuổi nào. Họ đa số cố gắng học hỏi chuyên môn hóa nghề nghiệp, tạo dựng và tích cực nhất trong việc ổn định nếp sinh hoạt mọi mặt cho gia đình lẫn cộng đồng tại quê hương mới. Họ cũng nỗ lực vươn lên để hướng dẫn và làm gương cho con cháu. Và chỉ chính họ mới đưa ra một mẫu mực thích ứng mới cho cộng đồng ngày nay đang thể hiện.

-Trẻ (30 tuổi trở xuống): sang đây còn quá nhỏ hoặc sinh tại đây. Họ là lớp xông xáo nhất trong khung cảnh hội nhập vì nguyên nhân rất dễ hiểu là họ học hành, sinh sống lẫn đua tranh nghề nghiệp thuần túy ở xã hội này mà không hề mắc míu gì với quá khứ  như các thế hệ trước. Cuối cùng, nhờ nếp sống gia đình sẵn có từ nhỏ và vì nhu cầu thiết yếu của con người về bản sắc, họ tiếp tục hình thành sự phát triển của cộng đồng tại đây một cách vững mạnh, đồng thời sớm muộn gì họ sẽ có dịp tự tìm về và bồi bổ cốt lõi bản chất dân tộc gốc.

-Vì mức độ hội nhập khác nhau nên có thể có sự “thiếu thông cảm” giữa các lớp tuổi nêu trên.

-Tuy nhiên, trong các sinh hoạt của cộng đồng, mọi người đều chứng tỏ cho dân bản xứ thấy rằng: “Cộng đồng VN là cộng đồng người tị nạn chính trị khômg phải là cộng đồng di dân vì kinh tế.”

       II/ Lịch sử hình thành dân tộc - đặc biệt là dân Việt:

-Dân tộc nào cũng kết tinh từ đa chủng hết.

-Những đặc điểm của dân Việt:

1/ Huyền thoại Bách Việt, kỳ tích Trăm trứng-trăm con.

2/ Lãnh thổ nhỏ hẹp, dân số quá ít mà ở cạnh một nước trăm ngàn lần lớn hơn: Do đó giới lãnh đạo phải luôn luôn linh mẫn, sáng suốt, linh hoạt để giúp người dân một mặt hết sức kiên cường thì mặt khác phải mềm mỏng cả từ quan niệm, tư tưởng đến phương thức sống, nghĩa là phải luôn hòa nhập để thích ứng với mọi hoàn cảnh. Lấy Nhu thắng Cương, Nhược chế Cường.

3/ Bảo vệ giống bằng cách pha giống.

4/ Bảo vệ và mở mang lãnh thổ không ngừng:

-Quân sự đáp ứng đúng thời điểm chiến thuật du kích, phối hợp mọi dân tộc thiểu số để cự ngoại xâm ở mọi nơi, mọi lúc. Ngoại giao mềm dẻo.

-Phát triển lãnh thổ hiện có, tăng cường sức mạnh lãnh thổ hiện nay bằng thể chế tân tiến của loài người và bằng những cộng đồng lai ở hải ngoại. 

5/ Kiên cường

6/ Thu hái-gạn lọc-pha trộn-điều chỉnh-sáng tạo thích nghi với mọi hoàn cảnh

*Do những đặc điểm nêu trên mà dân tộc Việt vẫn còn tồn tại từ trên 4000 năm tới nay.

       III/ Việt là Vượt: Khắc phục và Vượt thắng mọi trở ngại.

        V.I.E.T (Volunteers for the Intergration of Ethnic Traditions) Foundation

-Hội nhập để sống còn.

-Nắm lấy tinh túy bản chất dân tộc  và hòa nhập với tinh túy của xã hội định cư.

-Sức phát triển của cộng đồng dân thiểu số thực sự đóng góp vào sự thịnh vượng và phong phú sức sống của xã hội định cư.

IV/ Vai trò của các hội đoàn, tổ chức bất vụ lợi và truyền thông

-Khuyến khích, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối với các hội ái hữu trong cộng đồng.

-Hướng dẫn, hỗ trợ trong vấn đề thích nghi và những điều kiện sinh sống trong xã hội mới đối với các hội chuyên viên (khoa học kỹ thuật, y tế ...).

-Tham gia để đưa truyền thống văn hóa vào dòng chính của xã hội định cư, đối với các hội hoạt động văn hóa như Viện Việt Học, Hội Cao Niên Á Mỹ, các Trung Tâm Văn Bút, các Trung Tâm Việt Ngữ, VAALA, Ban ca vũ nhạc cổ truyền Lạc Hồng, Stars Band, Tổng Hội Sinh Viên ...

Tháng 12/ 2005.