Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
UweHue2b

Tham dự Diễn Đàn
Loading
Uwe Siemon-Netto
Người dịch: Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền

Lời giới thiệu của Ban Biên Tập
GS Uwe Siemon-Netto là một trong những vị khách diễn giả của Hội Ngộ Quân Y ngày 15-4-2012 vừa qua. Phần trình bày của ông đã gây nên một sự xúc động sâu đậm trong các khán thính giả vì đã nói lên quan điểm trung thực của một người "ngoại cuộc" với cuộc chiến Việt Nam, khác hẳn với sự bóp méo của đa số hệ thống thông tin báo chí Hoa Kỳ.
Sau kỳ hội nghị lần đó, nhiều vị trong Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y đã ngỏ ý ông viết lại thành một cuốn sách về những cảm nghĩ và kinh nghiệm trong thời gian 5 năm ông làm phóng viên chiến trường cho một cơ quan truyền thông của Đức tại Việt Nam từ 1965 đến 1970, và trở lại một lần nữa vào năm 1972.
Ông đã nhận lời và bắt đầu thực hiện công việc này. Đồng thời, GS Uwe Siemon-Netto cũng có nhã ý dành cho Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y được quyền dịch và phát hành bản tiếng Việt trong các cộng đồng người Việt tại Hải ngoại.
Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu phần Mở Đầu của cuốn sách với tựa đề "Đức, A Reporter's Love For A Wounded People."


Mở Đầu

Đức, Đức & Đức

Đức là một thủ lãnh mảnh khảnh của một băng trẻ bụi đời vẫn thường lang thang trên vỉa hè nơi góc đường Tự Do "của tôi" tại Sài Gòn. Chúng tôi gặp nhau vào năm 1965 khi con đường Tự Do, hoặc Catinat cũ, còn mang dấu vết quyến rũ của thời thực dân Pháp với hàng me xanh tươi rậm rạp mà sau này là nạn nhân do khói thải của hàng chục ngàn chiếc xe gắn máy động cơ hai thì, và những chiếc xe hơi cổ lỗ sỉ như chiếc Citroen màu xám đời 1938 "15 mã lực Trắc-xông A-văng" của tôi. Chiếc xe này gần bằng tuổi tôi, đúng một tấn thanh lịch có bánh xe - và luôn luôn khát xăng; nó cho tôi được tối đa 8 dặm một ga-lông xăng. Đó là nếu bình xăng không bị rò rỉ, một điều mà anh thợ máy của tôi vẫn thường giải quyết mau mắn bằng cách dán kín lại với miếng kẹo cao su Wrigley móc từ trong miệng ra.

Như bạn sẽ thấy liền bây giờ, tình bạn giữa tôi với Đức và tình yêu của tôi dành cho chiếc xe được gắn bền chặt với nhau. Sự thật thì chiếc xe cũng không hẳn là của tôi. Tôi đã thuê nó từ Josyane, một cô gái người Pháp khả ái nguyên là chuyển nhượng viên hãng cho thuê xe Hertz. Sau này tôi khám phá ra cô ta đồng thời cũng là điệp viên của một nhóm tình báo Tây Âu, trong đó có BND, một cơ quan Đức tương đương với CIA của Mỹ. Tôi vẫn thường tự hỏi tại sao Josyane hay lén lút lục lọi những bản thảo trên bàn giấy của tôi mỗi lần cùng bạn bè đến dự những buổi "trà dư tửu hậu" tại căn phòng thượng hạng số 214 của khách sạn Continental Palace nơi tôi trú ngụ. Tôi đã mơ mộng phải chăng cô ta mê cái mã Đức trẻ trung thanh mảnh và những ly rượu mạnh Dry Martini của tôi? Josyane không hề lộ ra là cô biết tiếng Đức, thế tại sao cô cứ muốn dán mắt vào những bản viết của tôi? Sau này thì tôi rõ ra. Josyane là một con ma sói, theo lời viên xếp bộ phận Hòa Lan, có thể là một trong những người tình của cô. Nhưng thế thì đã sao? Tôi mê cái xe, và cô ta mê những ly Martinis của tôi mà cô trao cho mọi người với một vẻ đáng yêu tuyệt vời. Josyane có thể đọc những bản thảo của tôi bất kcứ lúc nào, vả lại những mẩu tin này cũng là dành cho công chúng ai cũng có quyền đọc được.

Nhưng tâm trí tôi lại đi lang thang rồi. Chúng ta hãy cùng trở về với Đức. Em là một đứa bé tinh ranh 12 tuổi đầu với một nụ cười tinh nghịch làm tôi nhớ lại bản thân mình khi tôi cùng tuổi hay nhỏ hơn em. Tôi cũng từng là một cậu nhóc trong một thành phố lớn trong thời chiến. Sự thực tôi không bụi đời như Đức, mặc dù những chiếc phóng pháo cơ Lancasters của Anh quốc cùng những pháo đài bay Mỹ ngày đêm thi nhau dội bom Leipzig trong những năm cuối cùng của Thế Chiến Thứ Hai, đã cố hết sức kéo tôi vào con đường đó. Giống như Đức, tôi từng là một thằng bé tinh quái làm xếp sòng những đứa khác trong xóm. Tuy nhiên, Đức có những nét khác tôi. Em là một đứa trẻ bụi đời có tinh thần trách nhiệm rất cao. Đức trông nom bảo vệ một nhóm trẻ mồ côi còn nhỏ hơn em sống trên con đường Tự Do giữa đại lộ Lê Lợi và đường Lê Thánh Tôn và báo cáo lại với một phụ nữ trung niên gọi là "bà Má"  đóng đô trên lề đường bên ngoài quán La Pagode lừng danh với những món bánh Pháp và là điểm hẹn nổi tiếng của đám "trẻ nhung lụa" thân cộng vùng Sài Gòn. Bà Má là "trùm sò" mạng lưới phân phối báo chí của phần đất đó trong thủ đô Sài Gòn. Bà ngồi chễm chệ trước cửa quán La Pagode  bao quanh là từng chồng báo chí Anh, Pháp, Việt, Tàu; người Việt rất ham đọc báo. Đức và đám trẻ mồ côi cùng các nhóm lâu la khác được bà giao đi phân phối báo trong các khu vực lân cận.

Theo những gì tôi nhận xét được, Đức là đàn em đắc lực nhất của bà Má, là xếp sòng giao báo của góc đông đúc nhất này trong khu vực của em. Giang sơn của Đức là vỉa hè giữa quán Givral, một tiệm ăn nổi tiếng với món mì Tàu và món súp hành Tây chánh hiệu nhất toàn vùng Đông Nam Á, và cổng ra vào thông qua khu buôn bán Eden, hồi đó là nơi đặt trụ sở bộ phận lãnh sự của Tòa Đại Sứ Tây Đức và văn phòng hãng thông tấn AP. Tôi đã tưởng tượng rằng tôi là một trong những khách ưa thích nhất của Đức, bởi vì mỗi ngày tôi mua của em tờ Saigon Daily News , rồi tờ Saigon Post và tờ Journal d'Extrême Orient; thỉnh thoảng tôi còn để em dụ mua một vài tờ báo tiếng Việt, chẳng phải vì tôi có thể đọc nổi nhưng vì tôi bị hấp dẫn bởi những khoảng trống đục bỏ thường xuyên xuất hiện trên những tờ báo đó, trò thủ công của nhân viên kiểm duyệt trong chính phủ.

Trong một buổi chiều muộn khởi đầu của mùa mưa, tôi và Đức trở thành bạn hợp tác kinh doanh. Những đám mây nặng nề trên bầu trời nhiệt đới đang sửa soạn vỡ tung ra. Từng mảng nước đe dọa giáng xuống tôi với sức mạnh của lưỡi dao máy chém và biến con đường lưu thông chính của thành phố Sài Gòn thành một dòng sông chảy siết. Tội vội vã lái ép chiếc trắc-xông vào một khoảng đậu chật hẹp bên ngoài quán Givral, một bài tập thể dục thật cực nhọc vì chiếc xe với động cơ điều khiển bánh trước không có hệ thống lái trợ lực, được quay bởi một động cơ sáu máy bằng gang nặng nề. Kiệt sức, tôi tắt máy xe và vào lúc tôi đang mơ tưởng đến một chai bia Larue trong sân lộ thiên của khách sạn Continental Palace thì Đức chận tôi lại.

Cánh cửa chiếc Trắc-xông cũ kỹ mở ra phía trước, tức là ngược chiều với tất cả những chiếc xe hiện đại. Trong lúc tôi đang cố  gắng lách mình ra khỏi xe, Đức đứng trước mặt tôi chỉ vào miếng giấy phép dán nơi kính chắn gió mới được tòa đại sứ cấp sáng hôm đó. Nó có mang màu cờ quốc gia Đức, đen, đỏ và vàng, chứng nhận tôi là "Báo Chí Đức" tức phóng viên người Đức. Điều này nhằm bảo vệ tôi trong trường hợp đụng độ với Việt Cộng chặn đường trong những lần cuối tuần thỉnh thoảng vù đi chơi Cap Saint-Jacques, nay gọi là Vũng Tàu, một khu nghỉ mát ven biển được biết đến như St Tropez của vùng Viễn Đông. Mảnh giấy nhỏ đã thực sự cứu tôi trong những ngày đó. Lần nào đụng vào toán tuần tiễu mặc đồ đen của dân quân Cộng sản, họ đều bắt tôi đóng thuế nhưng vẫn cho tôi đi, sau khi cấp cho tôi một biên lai có đóng dấu hẳn hòi.

"Ông Đức!" Em khoái chí la lên. "Tên tôi là Đức! Cả hai người mình đều là Đức, giống như anh em với nhau!"

Chúng tôi bắt tay nhau. Bây giờ tôi đã có một thằng em tại Sài Gòn. Sau này tôi học được là câu nói đó còn có ý nghĩa sâu hơn. Đó là một cách chơi chữ. Đức tiếng Việt còn có nghĩa là Đạo Đức.

Sau khi thiết lập mối giao hảo, Đức vẫn chưa cho tôi đi. Em nói: "Ô-kê, Ô-kê. Ông Đức ơi, mưa tới bây giờ. Mưa năm bờ ten." Tôi biết tiếng lóng dân Sài Gòn vừa đủ để hiểu là đứa em mới thân này không ám chỉ đây là cơn mưa thứ "mười." Không, "năm bơ ten" có ý nghĩa là tồi tệ nhất, những hầm hố, những cái gì đó phải tuyệt đối tránh xa.

"Ô-kê, Ô-kê," Đức tiếp. "Ông Đức, ông năm bờ oanh (khá nhất). Tôi với ông làm ăn chung, Ô-kê?"

Sau đó thì em phác họa sự hợp tác giữa chúng tôi: Tôi cho phép em và đám trẻ mồ côi được ẩn náu trong chiếc Trắc-xông. Nó sẽ thành chỗ ngủ của bọn họ, và chúng hứa sẽ giữ gìn thật sạch sẽ. Nếu tôi có muốn để lại trong xe thứ gì quý giá trong xe, chúng sẽ giữ an toàn tuyệt đối dùm. Vả lại khóa xe không còn dùng được nữa, điều này Đức đã chúng minh rõ ràng rồi.

"Ô-kê, Ô-kê, ông Đức?" Đức bồn chồn khẩn khoản.

Tôi gật đầu. Đức liền huýt gió và tức thì có tám đứa bé chạy túa ra từ những cánh cửa chung quanh và chen chúc chui vào chiếc Trắc-xông của tôi. Ba đứa cuộn vào băng sau, hai đứa khác thì nhẩy vào hai cái ghế phụ nơi chỗ để chân, mỗi đứa một bên, một bé gái chiếm ngay cái ghế trước bên phải, một đứa nữa thì chui vào khoảng trống phía dưới, còn anh chàng Đức thì đương nhiên ngồi chễm chệ vào đàng sau tay lái.

"Chúc ông Đức ngủ ngon, ông là năm bờ oan!" Đức nói, vừa đóng xầm cửa xe lại và vặn kính lên. Ngay lúc đó, cơn mưa đổ ụp xuống tôi và chiếc xe. Những đứa trẻ đã an toàn rồi. Tôi thì ướt đẫm thấu xương chỉ trong vòng vài giây đồng hồ. Tôi vội vã chạy về khách sạn Continental, mình cần phải có một cái gì đó khá hơn là một chai bia Larue rồi. Đầu tiên tôi chui vào phòng tắm, rồi sau đó nhấm nháp một ly uýt-ky trong sân mái hiên. Khi màn đêm buông xuống tôi ngóng qua đường Tự Do về phía chiếc xe Trắc-xông kềnh càng với những cửa kính mờ hơi nước bên ngoài tiệm Givral. Điều làm tôi hài lòng là những đứa trẻ đã được khô ráo và ấm áp. Trong tất cả những năm tháng sống tại Việt Nam, hiếm khi nào tôi cảm thấy hạnh phúc như trong buổi chiều hôm đó, một cảm giác không thường thấy trong cuộc đời của một phóng viên.

Tôi xin được dành cuốn sách này cho Đức bởi vì trong thâm tâm tôi, em đã tượng trưng cho những đặc tính tạo ra những tình cảm và lòng ngưỡng mộ của tôi đối với người dân miền Nam Việt Nam, và sự cảm thông với họ sau khi bị bỏ rơi bởi những người đáng lẽ phải bảo vệ họ, lại còn đôi lúc bị phản bội bởi một số đồng nghiệp của tôi, mặc dầu không phải là tất cả. Giống như Đức, họ rất năng động và giỏi chịu đựng; họ không than vãn mà tự vươn lên được và chăm sóc cho nhau. Khi bị thất bại, họ lại trỗi dậy nữa và thực hiện nhiều điều đáng kinh ngạc. Tôi rất ngạc nhiên trước những thành tựu của hàng trăm ngàn người Việt đang sống và làm việc gần nơi tôi cư ngụ tại miền Nam California. Tôi hết sức khâm phục những cựu thuyền nhân và những người sống sót qua những trại tù cải tạo cộng sản, các cựu chiến binh đã âm thầm đau khổ vì chứng rối loạn tâm thần sau chấn thương và các bệnh tật nghiêm trọng khác gây ra bởi tra tấn và bị đánh vào đầu trong thời kỳ chiến tranh.

Tôi mong mỏi tuổi thơ và thời trưởng thành của Đức cuối cùng sẽ là một câu chuyện thành công, nhưng tôi không được rõ. Vài năm sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, chúng tôi mất liên lạc với nhau. Có khi nào em đã gia nhập quân đội miền Nam Việt Nam và có thể đã tử trận trong cuộc chiến? Hay là em đã theo Việt Cộng và mất mạng trong khi làm công tác cho họ? Em có trong số hàng ngàn thường dân bị Việt Cộng thảm sát trong đợt tấn công Tết Mậu Thân 1968 hay không? Hay đứa trẻ tinh quái này đã xoay sở trốn khỏi quê hương được sau chiến thắng của cộng sản năm 1975? Có thể em còn sống trong lúc tôi viết những dòng chữ này và đang là một doanh nhân 58 tuổi thành đạt tại thị xã Westminster, California, hoặc một chuyên viên thành công đang sống ngay đầu ngõ nhà tôi? Có lẽ em đang đọc cuốn sách này?

Tôi nghĩ về Đức khi một cặp vợ chồng bạn Việt Nam tuyệt vời đã mời tôi phát biểu trong một buổi hội nghị của những cựu sĩ quan Quân y Quân đội miền Nam Việt Nam. Lâu nay họ vẫn thúc giục tôi viết lại những hồi tưởng của tôi thời chiến tranh. "Ông phải làm điều đó cho chúng tôi," họ nói. "Cho những thế hệ con cháu của chúng tôi. Chúng muốn biết những gì đã xảy ra. Ông có sự uy tín đặc biệt vì là người Đức và không liên quan với phía nào trong cuộc chiến." Sau đó, sau khi nghe tôi kể lại những giai thoại, chẳng hạn như câu chuyện gặp gỡ của tôi với Đức, một số các vị bác sĩ, nha sĩ và dược sĩ đã nghỉ hưu trong số khán giả cũng thốt lên điều tương tự, và phân tán bài nói chuyện của tôi trên mạng Internet.

Tôi không mong viết lại lịch sử của cuộc chiến Việt Nam hoặc thậm chí tổng
kết toàn bộ thời gian sau gần năm năm sống tại Đông Dương, trước hết với tư cách là phóng viên cho tập thể Axel Group của báo chí Đức và sau đó là biên tập viên không thường trực của Stern, một tạp chí nổi tiếng có trụ sở tại Hambourg. Tôi xin các độc giả đừng trông đợi tôi đứng về phe nào trong những xung đột nội bộ của những thành phần trong miền Nam Việt Nam, phần nào vẫn còn tồn tại trong những cộng đồng khổng lồ của các lưu dân Việt Nam. Khi tôi nhắc đến cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn, điều này không có nghĩa là tôi ủng hộ ông ta hơn là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, hoặc ngược lại. Tôi chỉ có ở đây để kể chuyện, trong đó bao gồm cả một số về ông Kỳ và một số khác về ông Thiệu, mà không có nhu cầu phê phán ai cả. Định mệnh họ không đáng để người khác ham muốn, nhưng họ đều đáng được tôi trân trọng vì đã dám nhận lãnh những trách nhiệm nặng nề.

Nhưng có một điều mà tôi muốn xác định rõ ràng là tôi không hoan nghênh chiến thắng của người cộng sản năm 1975. Tôi không tin là họ xứng đáng để chiến thắng. Tôi đã từng là nhân chứng những hành động tàn bạo ghê tởm mà họ đã thực hiện như là một chính sách chung, là chứng nhân cho những vụ giết người hàng loạt và thảm sát của cộng sản mà bên cạnh đó, những vụ vi phạm qui luật chiến tranh của phe Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam - rõ ràng không phải là một vấn đề chủ trương hay chiến lược - thật mờ nhạt khi so sánh với nhau. Tôi biết là các phương tiện thông tin đại chúng Hoa Kỳ và quốc tế, các trường đại học đã bất công, tùy tiện và ngạo mạn khi nói xấu người miền Nam Việt Nam, và họ vẫn còn đang làm như vậy. Tôi giận đến cứng người khi nghe Bill O'Reilly, chắc chắn không phải là một người tự nhận là phe cấp tiến, đã nhắc đến cấp lãnh đạo của Sài Gòn trên đài truyền hình Fox như là "những chú hề tham nhũng." Tôi đã ghê tởm về cách đối xử của những đồng hương của tôi đối với các cựu chiến binh Mỹ khi họ trở về ,và bàng hoàng trước sự kiện là những sự đau khổ liên tục của các cựu quân nhân miền Nam Việt Nam đã không được các báo chí Mỹ đánh giá một cách xứng đáng.

Tôi biết ơn một số người: Đức, người em vắng mặt, gia đình người Việt của tôi tại Quận Cam là Quý và Quỳnh Châu, được biết đến là Jo, cùng bà chị ruột tên Trân với người chồng là Tôn Thất Di, và vô số bạn Việt Nam, Mỹ, Pháp, Anh và Đức tôi đã gặp tại Việt Nam. Tôi cũng muốn cảm ơn các cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà tôi đã phục vụ họ trong cương vị một giáo sĩ tập sự tại Trung Tâm Y Tế VA ở Saint Cloud, Minnesota, và những bác sĩ tâm lý, những mục sư mà tôi đã cùng làm việc mục sự chung để giúp đỡ phần hồn cho các cựu chiến binh đó. Ngoài ra còn có người bạn biên tập viên Peggy Strong và, đầu tiên và quan trọng nhất, Gillian, người vợ 50 năm của tôi đã luôn sát cánh bên tôi và đã từng chịu đựng những khoảng thời gian dài chia lìa vì công vụ của tôi tại một xứ sở huyền diệu bị chiến tranh tàn phá mà tôi rất yêu thương.

Uwe Siemon-Netto
Laguna Woods, California, tháng 10 năm 2012

Preface

Đức, Đức & Đức

Đức was a spindly leader of a gang of homeless kids roaming the sidewalks of “my” block of Tu Do Street in Saigon. We met in 1965 when Tu Do, the former Rue Catinat, still displayed traces of its former French colonial charm; it was still shaded by bushy and bright green tamarind trees, which would later fall victim to the exhaust fumes of tens of thousands of mopeds with two-stroke engines and prehistoric cars such my grey 1938 Citroen “15 CV Traction Avant”. This car was nearly my age, a metric ton of elegance on wheels -- and very thirsty; eight miles were all she gave me for a gallon of gasoline, provided her fuel tank had not sprung a leak, which my mechanic managed to seal swiftly every time with moist Wrigley gum harvested from inside his cheeks.

As you will presently see, my friendship with Đức and my love for this car were entwined. In truth, it wasn’t really my car. I had leased it from Josyane, a comely French Hertz concessionaire who, as I later found out, was also the agent of assorted Western European intelligence agencies, including the BND, Germany’s equivalent of the CIA. I had often wondered why Josyane rummaged furtively through the manuscripts on my desk when she joined my friends and me for “sundowners” in Suite 214 of the Continental Palace. I fantasized that she was attracted by my youthful and slender Teutonic looks and my stiff Dry Martinis. She never let on that she read German; why would she want to stare at my texts if they were incomprehensible to her? Well, now I know: She was a spook, according to the Dutch station chief, possibly one of her lovers. But that’s alright! I loved her car and she loved my martinis, which she handed around with amazing grace, and she was welcome to my stories anytime; after all, they were written for the public at large.

But my mind is wandering. Let us return to Đức. He was a droll twelve-year old with a mischievous grin reminding me of myself when I was his age, a rascal in a large wartime city. True, I wasn’t homeless like Đức, although the British Lancaster bombers and the American Flying Fortresses pummeling Leipzig night and day during the final years of World War II tried their best to render me that way. Like Đức, I was an impish big-town boy successfully bossing other kids on my block around. Đức was different. He was an urchin with a high sense of responsibility. He protectively watched over a gang of much younger orphans living on Tu Do between Le Loi Boulevard and Le Than Ton Street, reporting to a middle-aged Mamasan headquartered on the sidewalk outside La Pagode, a café famed for its French pastries, and the renowned rendezvous point of pre-Communist Saigon’s jeunesse dorée. Mamasan was the motherly press tycoon of that part of the capital. She squatted there outside La Pagode surrounded by stacks of newspapers: papers in Vietnamese and English, French and Chinese; the Vietnamese were avid readers. She handed them out to Đức and his wards and several other bands of children assigned to neighboring blocks.

From what I could observe, Đức was Mamasan’s most important lieutenant, the head paperboy at the busiest end of his block.  His turf was the sidewalk between Givral, a restaurant renowned for its Chinese noodle soup as well as the most authentic French onion soup in all of Southeast Asia, and the entrance to the shopping passage in the Eden Building, which housed the consular section of the West German embassy at that time and the offices of the Associated Press. I fancy that I was one of Đức’s favorite clients because I bought the Saigon Daily News from him every day, and the Saigon Post and the Journal d’Extrème Orient. Sometimes I allowed him to cajole me into paying for a couple of Vietnamese-language papers; not that I could read them, but I was intrigued by their frequent empty spaces, the handiwork of government censors.

One late afternoon at the onset of the monsoon season, Đức and I became business partners. The massive clouds in the tropical sky were about to burst. Sheets of water threatened to descend on me with the force of a guillotine blade transforming Saigon’s principal thoroughfare into a gushing stream. I hastily squeezed my Traction into a tight parking space outside Givral’s, a muscle-building exercise given that this front wheel-driven machine lacked power steering and was propelled by a heavy six-cylinder motor made of cast iron. Exhausted, I switched off the engine by which time I was lusting for a bottle of Bière Larue on the Continental Palace’s open-air terrace when Đức stopped me.

The old Traction’s front doors opened forward, thus in the opposite direction of the doors of all modern cars. As I tried to dash out, Đức stood in my way pointing at the windscreen sticker I had been issued that morning by my embassy. It bore the German national colors, black, red and gold, and identified me as “Báo Chí Đức,” a German journalist. This was meant to protect me in case I ran into a Viet Cong roadblock on my occasional weekend jaunts to Cap Saint-Jacques, now called Vũng Tàu, a seaside resort once known as the St. Tropez of the Far East. It actually did shield me in those days. Whenever I ran into a patrol of black-clad Communist militiamen, they would charge me a toll and let me go, but not before issuing me a stamped receipt.

“You Đức!” he shouted delightedly. “My name Đức. We both Đức. We like brothers!”

We shook hands. Now I had a younger brother in Saigon; later I learned that his remark meant even more: it was wordplay.  Đức is also the Vietnamese word for virtuous.

Having established our bond, he wouldn’t let me go, though. “Okay, okay,” he said. “Rain coming, Đức, rain Number Ten.” I knew Saigon street jargon well enough to realize that my new brother wasn’t talking of the tenth rainfall. No, “number ten” meant the worst, the pits, something definitely to avoid.

“Okay, okay,” Đức continued. “You Đức, you Number One (the best). You and I do business, okay?”

Then he outlined our deal: I was to allow him and his wards to seek shelter in my Traction. It would become their bedroom, which they promised to keep it immaculately clean. If I wanted to leave any valuables in the car, they would be safe. Its lock no longer worked; this much Đức had already ascertained.
“Okay, okay, Đức?” he pleaded impatiently.

I nodded. He whistled, and at once eight toddlers rushed out of several doorways and piled into my Traction. Three curled up on the back seats, two on the jump seats, one each in the legroom separating them, one girl took the right front seat, another squatted on the generous floor space under her feet, and Đức naturally took his place behind the steering wheel.

Bonne nuit, Đức, you number one!” he said, slamming the door and winding up the window. At this moment a torrent of rain poured down on the Traction and on me. The kids were safe. I was drenched to the bones within seconds. I ran into the Continental, needing more than a Larue. First I had a shower in my room, then a whisky on the terrace. As night fell I kept staring across Tu Do Street at my large Citroen with steamed up  windows outside Givral’s. This sight pleased me. These children were warm and dry. In all my years in Vietnam I rarely felt as happy as on that evening, an uncommon sensation in a reporter’s life.

I am dedicating this book to Đức because in my mind he personifies qualities that formed my affection and admiration for the people of South Vietnam, and my compassion for them after their abandonment by their protectors and their betrayal by some, though not all, members of my profession. Like Đức, they are feisty and resilient; they don’t whine, but pull themselves up by their bootstraps, and they care for each other. When they are down, they rise again and accomplish astonishing things. I am in awe of the achievements of the hundreds of thousands of South Vietnamese living and working close to my home in southern California. I am full of admiration for those former boat people and survivors of Communist reeducation camps, those former warriors suffering in silence from Post-Traumatic Stress Disorder and other severe ailments caused by torture and head injuries received in combat.

I hope that Đức’s adolescence and adulthood turned out to be a success story as well, but I don’t know. We lost contact a couple of years after our first encounter. Was he drafted into the South Vietnamese army and eventually killed in combat? Did he join the Vietcong and perhaps die in their service? Was he among the thousands of civilians butchered by the Vietcong during the Têt Offensive of 1968? Or did this crafty kid manage to flee his homeland after the Communist victory of 1975? Perhaps he is alive at the time of this writing is a successful 58-year old businessman or professional in Westminster, California, just up the road from me; perhaps he is reading this book.

I thought of Đức when two wonderful Vietnamese friends invited me to address a convention of former military medical officers of the South Vietnamese Army. They had been urging me for some time to write my wartime reminiscences. “Do it for us,” they said, “do it for our children’s generation. They want to know what it was like. You have special credibility because as a German you had no dog in this fight.” Then, after listening to my anecdotes such as the one about my encounter with Đức, several of those retired physicians, dentists and pharmacists in my audience said the same thing, and some bounced my speech around the Internet.

I do not presume to rewrite the history of the Vietnam War or even give a comprehensive account of the nearly five years I spent in Indochina as a correspondent first of the Axel Springer group of German newspapers and subsequently as a visiting reporter of Stern, an influential Hamburg-based magazine. I beg my readers not to expect me to take sides in the domestic squabbles between South Vietnamese factions, quarrels that are being perpetuated in the huge communities of Vietnamese exiles. When I mention former Vice President Nguyen Cao Ky, for example, this does not mean that I favor him over former President Nguyen van Thieu, or vice versa; I am just here to tell stories, including some about Ky and some about Thieu, without wishing to pass judgment on either. Theirs was an unenviable lot, and they deserve my respect for having taken up an appalling burden.

But there is something I wish to make clear: I did not welcome the victory of the Communists in 1975. I did not believe they deserved this triumph. I have been a witness to heinous atrocities they committed as a matter of policy, a witness to mass murder and carnage beside which transgressions against the rules of war perpetrated on the American and South Vietnamese side  -- clearly not as a matter of policy or strategy - appear pale in comparison. I know that the American and international mass media and academe have unjustly, gratuitously and arrogantly maligned the South Vietnamese and are still doing so; I almost exploded in anger when I heard Bill O’Reilly, by no means a card-carrying liberal, refer to the Saigon leadership on Fox television as, “those corrupt clowns.” I was disgusted by the way returning GIs were treated by their fellow countrymen and am shocked by the fact that the continued suffering of South Vietnamese veterans is not deemed worthy of consideration by U.S. journalists.

I owe gratitude to many people: the absent Đức, my Vietnamese family in Orange County, Quy and QuynhChau, better known as Jo, and her sister Tran and Tran’s husband Di Ton That, as well as the countless Vietnamese, American, French, British and German friends I made in Vietnam. I also wish to thank the Vietnam veterans whom I served as a chaplain intern at the VA Medical Center in St. Cloud, Minnesota, and the psychologists and ministers with whom I worked in order to provide those former soldiers with pastoral care. There is my friend and editor Peggy Strong, and there is, first and foremost, Gillian, my wife of 50 years who has stood by me and endured our long periods of separation caused by my assignment to an enchanting war-torn country I have come to love.

Uwe Siemon-Netto
Laguna Woods, Calif., October 2012.
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2012
M¶t Dân T¶c NhiŠu ñau ThÜÖng ñ­C: Tình Yêu Cûa M¶t Phóng Viên Cho