Loading
Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Tuÿ Bút Giáo SÜ Pháp Væn


Vài ngày “ngơ ngác” tại các lớp học của trường Marie Curie, một trong những  trung tâm "trình diện” cho các sĩ quan trong quân lực VNCH, cư ngụ tại quận I và quận II Sài Gòn, sau trận 1975.

Những chiếc xe bịt bùng của “họ” đã đến. Gần hai ngàn chiến sĩ trong bước đường cùng, toàn là đại úy và thiếu tá cả. Tất cả thấy bồi hồi vì cảm thấy có cái gì đó sắp thay đổi tình trạng căng thẳng chỉ mong cho “mười ngày” qua mau cho xong nợ!

Tôi cũng ở trong đoàn quân này, chỉ còn nhớ đến người vợ mới cưới được năm tháng, ăn cơm chiều xong, chả thấy động tĩnh gi hết lại còn căng thẳng hơn lên. Kết cục cũng phải đến thôi: Chín giờ tối được lệnh lên xe bít bùng hết, rồi rút cục đoàn xe cũng lên đường. Ra khỏi phạm vi thành phố Sài Gòn, và đi dâu tôi nghĩ là tất cả “đoàn quân của mình” đang có cùng tâm trạng “đi đâu...” trên những chiếu xe quân đội do Trung-cộng sản xuất,  vẫn chạy ì ạch, vài người chúng tôi trên xe có tính tò mò nổi lên một cách nặng nhọc, vén hé mui xe coi ngoài đường xem xe hướng về đâu.

Nhưng một trong hai người lính của “họ” cầm súng ngồi ở cuối băng lên tiếng không cho làm như vậy.

Vài giờ sau, đoàn xe ra khỏi đường nhựa bằng phẳng và vào miền gập ghềnh trên đường mà xung quanh toàn là cây cối. Ôi thôi, là đang đi trong rừng rồi.

Rút cục đoàn xe cũng “tới bến” thì lúc này trời đã bừng sáng. Nhớ tới một bài hát tên là "bừng sáng," có cái câu: "màn đêm chơi vơi buông rơi…" Vài người lại còn cao hơn với ý nghĩ: đêm qua tưởng là các “anh” chở mình đến chỗ rừng nào vắng vẻ rồi làm thịt mình luôn cho xong cái "tội phản cách mạng."

Thế rồi vài năm trôi qua được thả về đến nhà thằng con trai đầu lòng của tôi đã biết đọc vài “chữ Tây” do ông ngoại dạy dùm. Hóa ra ông cũng muồn giết thì giờ, khi nhớ lại “cả một đời chạy giặc từ Bắc vô Nam…"

Thấm thía cho cuộc đời biển khổ, nếu bình thường thì chưa biết chừng đã thêm đứa con gái nữa cho đủ “bộ” rối đấy!
                                   
Le Journal d’ Anne Frank

Ô! Mãi kể lể “nhật ký đời mình" lại “kiểu” tôi đã quên luôn cả tựa đề bên trên kia là
"Giáo sư Pháp Văn!"

Sau khi xuống xe, các sĩ quan ngày nào kia được chia “láng”
(quên cả chữ nghĩ: láng hay lán). Mỗi lán có mười người. Tôi không hiểu “chúng nó” vô tình hay có ý đồ xảo quyệt gì đây, lán này có đến 4 bác sĩ và 3 dược sĩ. Ở lán này tôi nhận ra được một sĩ quan, cán bộ huấn luyện viên tại trường QY của mình khi xưa là BS Lê Đình Thuấn*, người đã "bắt" tôi màn nhập môn ngày đầu về trình diện trường Quân Y: chạy bộ ba vòng sân. Bình thường với tính đã ít nói, BS Thuấn giờ đây lại còn lầm lì hơn, chẳng “hở han” với ai điều gì. Tâm sự thật kín đáo, lúc được gia đình “thăm nuôi” cũng không thấy ai vào với vị này. Buồn nơi xứ lạ, rồi thì cũng quen đi như những cảnh trong phim “le pont de la Rivìère Kwai” quay cảnh trại tù binh tại Thái Lan, cảnh "quản giáo" Nhật Bản, hành hạ với độc chiêu “lao động” cho tù binh “tây phương.” Nhưng các tù bình này chả ai hèn nhát cả. Số là các kỹ sư công binh trong đám tù Tây Phương này đem hết tuyệt chiêu tân tiến của các nước văn minh, cả về kỹ thuật để hoàn thành chiếc cầu mà quân Nhật đang cần thiết để quân lính qua con sông, đường giao thông quan trọng của họ, cho những chuyến tầu lửa vận tải quân lính và hàng tiếp liệu. Quyết dằn mặt các quan “quản giáo” Nhật Bản như thế nào là văn minh, thế nào là “trình độ!”

Thế rồi dần dần nghiệm cái câu: “cùng tắc biến, biến tắc thông...

Buồn quá, vài “cựu sĩ quan xưa” tìm “thầy” học chữ vậy, chữ Tây chữ Tầu chữ Đức. Thế là BS Thuấn, nghiêm trang ngày nào nay trở thành giáo sư Pháp Văn cho vài người cùng chỗ ăn ở kiếp tạm bợ chứ không phải  nơi vĩnh cửu. Sự yên tĩnh giữa rừng sâu nước...khó uống! Trường ốc là dưới gốc chuối, sau bữa ăn chiều. Lúc đầu còn dễ dãi, về sau cấm luôn tụ tập trên ba người, đường đi cứ bị quân gian manh, xảo quyệt cắt dần.

Bỗng một buổi chiều, trời hơi oi ả, như thường lệ vào lúc 5 giờ là cơm chiều, nhưng lần này lại có “quản giáo” cầm tờ giấy đi xuống đọc: "Sau bữa ăn chiều này các anh có tên khẩn trương lên văn phòng làm việc, đem hết đồ cá nhân.”

Quản giáo đi khuất, cả trại ồn ào. Trong 5 người có tên vừa đọc: 3 bác sĩ và 2 dược sĩ, trong ấy có tên tôi nhưng không có tên BS Thuấn. Trong lúc ồn ào, nhiều câu nói: "Đợt đầu tiên được tha có 5 người,!" hoặc là: "Sướng thế!" hoặc là: "Có người nhà là [cách mạng] bảo lãnh!"

Mọi người rầu rầu nhìn theo 5 quan “thoát chết” xếp hàng một, vai vác ba lô lên đường. Không biết có phải là “hiên ngang không?” Lúc sửa soạn đồ nghề, nhiều chuyện nhờ vả: "mày ở gần nhà tao, nhớ ghé bảo em tao nó nhanh nhẹn và tháo vát, nó có thể mánh mung, tao được nhờ." Hoặc là: "tôi có mảnh giấy nhỏ có địa chỉ, nhét trong túi áo ông, giúp dùm nhé…hẹn tái ngộ…tất cả hành động nhẹ nhàng…dấu diếm. Đầu tôi “bâng khuâng” gật gật cái đầu trong vội vã như tỏ ý "nhớ rồi!"

Cũng lại lên xe bít bùng ì ạch, chả khác nào chuyến “di hành” lúc đi. Kỳ này thì không phải là một đoàn xe mà chỉ có một chiếc với 2 "chiến sĩ cách mạng”: một lái xe, một “canh chừng.” Vẫn quanh co đường rừng, cũng lại “chiêu" ban đêm…

Rút cục cũng lại “tới bến!" "Khách" trên xe được lịnh xuống xe. Lúc này trời cũng đã sáng rõ...

"-Ối giời ơi!" Bạn tôi, DS Tòng nói: "Quê tao mà, Tây Ninh!"

Trong “trường” này, anh em đồng nghiệp với chúng tôi đang khói lửa cho bữa  điểm tâm trước khi đi lao động.
Ngày hôm sau, 5 anh em chúng tôi lại nhập vào trại này để đến giúp sức phe ta thêm phần lao động...

Như vậy cũng lại bắt đầu lần thứ hai, trong cái quái chiêu gian xảo, ma quỉ “mười ngày...

Năm anh em chúng tôi ở lại trại Tây Ninh, cứ nhìn thấy nhau là lại cười khan: "hết đời nghe con..."

Riêng tôi, cứ nhớ vợ nhớ con mà lòng quặn đi đau nhói, mỗi khi màn đêm chơi vơi buông xuống. Thương vợ khi lâm bồn bò bõ có một mình, chẳng hiểu chồng thì bây giờ thuộc loại “võ sĩ” hạng nào…

*BS.Lê Đình Thuấn: cựu sĩ quan huấn luyện viên tiểu đoàn sinh viên TQY thời kỳ BS Trần Minh Tùng làm Chỉ huy trưởng. Đây dân nhẩy dù “thứ thiệt" quan này mà sau đó, đại quan Hoàng Cơ Lân, kiếm được là "OK" liền…

X.DU
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2010
Tù binh VNCH ngày 30-4-1975

Tù binh VNCH ngày 30-4-1975

Trại tù cải tạo

Trại tù cải tạo